Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Người săn việc hay Người tìm việc

Có nhiều người không có việc làm đang đi xin việc nhiều nơi, nhưng cũng có người đi săn việc, bạn biết gì về người gọi là săn việc? Bạn có biết phần lớn chúng ta đều là những Người tìm việc thông thường, khác xa với những Người săn việc thông minh?

Thực tế cho thấy hai đối tượng trên là một, nhưng cao hơn một cấp bậc Người săn việc, thường nhạy bén và có tầm nhìn chiến lược hơn cho sự nghiệp của mình. Chính đẳng cấp đó đã giúp tỉ lệ kiếm việc thành công của họ cao hơn gấp nhiều lần so với Người tìm việc. Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực săn đầu người, tôi nhận ra Người săn việc thường có những ưu điểm sau mà Người tìm việc không có được:


Làm tốt công việc hiện tại: Người tìm việc thường tích cực tìm khi có nhu cầu thay đổi công việc và bỏ bê công việc hiện tại. Với người săn việc, họ không như vậy vì đã có sự chuẩn bị từ trước. Thậm chí ngay lúc chuẩn bị thay đổi công việc, họ còn làm tốt công việc hơn. Đây là lúc họ tiếp tục gây ấn tượng với sếp và đồng nghiệp, những người sẽ là người tham khảo quý báu và sẵn sàng kể câu chuyện hay về họ với nhà tuyển dụng mới.

Xác định công việc mục tiêu: Người săn việc biết xác định công việc mục tiêu để lên kế hoạch ngay khi họ đang làm công việc hiện tại. Kiến thức họ thường xuyên trau dồi không chỉ cho công việc hiện tại mà còn giúp họ dễ dàng bước lên một nấc thang mới của sự nghiệp. Khi kiến thức đủ chín cho một cơ hội mới họ bắt đầu đi săn việc. Họ sẽ bỏ qua bất cứ công việc nào không đủ hấp dẫn, không đúng với mục tiêu mong muốn, mà chỉ theo đuổi công việc và vị trí mà họ đã xác định từ lâu. Như vậy, khác với người tìm việc, họ không rơi vào tình huống “lỡ” nhận một công việc không mong muốn để rồi lại chán nản đi tìm việc khác sau một thời gian ngắn.

Xác định công ty mục tiêu: Ngoài công việc mục tiêu, Người tìm việc còn xác định cả công ty mục tiêu. Họ chủ động tìm hiểu các công ty có tiếng trên thị trường, từ cơ cấu tổ chức, văn hóa, cơ hội thăng tiến, chế độ lương bổng, … và sẽ khoanh vùng các công ty mong muốn. Họ không đợi đến khi mất việc hoặc thất thế trong công việc rồi mới bấn loạn đi tìm một công việc mới, mà chủ động tìm hiểu thông tin tuyển dụng của các công ty này để ứng tuyển. Họ đi săn cơ hội mới khi công việc hiện tại vẫn tốt nên họ không buộc phải nhận việc mới bằng mọi cách. Như vậy họ có khả năng thương lượng về lương bổng và trợ cấp tốt hơn hẳn những người đang thất nghiệp.

Cập nhật thông tin có liên quan đến sự nghiệp: Để xác định công việc và công ty mục tiêu thành công, người săn việc luôn theo dõi các sự kiện liên quan đến các công ty trong ngành của mình. Họ luôn cập nhật công ty nào đang dẫn đầu thị trường, hoặc trong nghề của mình ngành nào có mức độ cạnh tranh nhân tài cao nhất để có sự trang bị cần thiết cho sự nghiệp.

Kiên trì xây dựng và giữ mối quan hệ với các Head Hunter: Một khi đã xác định được công ty và công việc mục tiêu, Người săn việc thường kiên trì theo đuổi. Họ không chỉ nhẫn nại với các công ty mục tiêu mà cả các công ty săn đầu người để các công ty này làm đầu mối giúp họ. Tôi đã giới thiệu một ứng viên cho vị trí Customer Care Manager cho khách hàng sau một năm được anh “theo đuổi”. Tôi tình cờ gặp ứng viên này trong một sự kiện, nhưng lúc đó tôi không có khách hàng có nhu cầu tuyển dụng vị trí tương tự. Không vì vậy mà ứng viên này “bỏ rơi” tôi. Anh chủ động xây dựng và duy trì mối quan hệ với tôi, thi thoảng gọi điện hoặc ghé văn phòng tôi chỉ để hỏi thăm. Vì vậy, khi khách hàng tôi có nhu cầu tuyển dụng thì anh đã trở thành ứng viên đầu tiên mà tôi nghĩ đến. Sau trường hợp này, tôi đã trở thành “job hunter” cho khá nhiều ứng viên sáng giá và kiên trì.

Quản lý quá trình tìm việc chặt chẽ: Người săn việc thường có một bảng thống kê sau mỗi lần săn việc. Đó là tên, đặc điểm công ty, tình trạng săn việc cho những lần nộp đơn... Người săn việc cũng chuẩn bị CV khác với Người tìm việc. Với mỗi công việc, họ thường điều chỉnh kinh nghiệm, kỹ năng cho phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng vẫn đúng với mình, trong khi người tìm việc chỉ áp dụng một bản cho tất cả các công ty. Với Mạng xã hội hay trang web tuyển dụng, họ thường lưu lại username và password của những tài khoản để dễ quản lý. Đây là thói quen rất hữu ích để săn việc thành công.

Như vậy, với người săn việc, thành công không tự đến với họ nhờ tình cờ hay may mắn như nhiều người suy nghĩ. Thành công họ gặt hái được nhờ họ biết “săn” cơ hội tốt cho mình.


Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Làm cao sao cho vừa

Bạn có quyền tự hào về năng lực, kinh nghiệm của mình nhưng bạn không nên đưa mình lên cao, bạn sẽ tự đánh mất cơ hội của mình vào đối thủ xếp sau bạn 1 chut. Nhiều người đã từng được coi là ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng nhưng sau vài lần tiếp xúc họ lại không được đánh giá cao, không phải vì họ không giỏi mà chính bởi cách suy nghĩ cần làm cao với nhà tuyển dụng (NTD) để giá trị bản thân được nâng lên. Còn nhà tuyển dụng thực sự nghĩ gì?


“Chảnh” hay chuyên nghiệp?

Người làm nhân sự nào cũng có mong muốn có được những ứng viên tài năng, tuy nhiên tôi biết khá nhiều trường hợp HR buộc phải từ chối ứng viên tài năng nhưng “có thừa sự tự tin”. Tự tin thì tốt chứ sao? Nhưng nếu vì quá tự tin mà bạn chẳng chịu chia sẻ thông tin về mình và yêu cầu phải gặp mặt trực tiếp mới nói thì sẽ gây khó khăn cho NTD trong việc thẩm định ứng viên. Chưa kể khi gặp mặt, nếu nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh việc bạn tài năng và kinh nghiệm thế nào nhiều hơn việc bạn quan tâm xem công ty đó cần gì và mình đóng góp được gì thì trong mắt nhà tuyển dung, “bạn chỉ xem đây là cuộc dạo chơi hoặc đang kiểm tra giá trị thị trường của mình mà thôi”.

Tôi cũng biết nhiều trường hợp đã phỏng vấn thành công nhưng giai đoạn “thương thảo hợp đồng” lại bất thành. Ứng viên biết công ty cần người nên cứ liên tục thay đổi ý định hoặc quá chú trọng “mặc cả” từng chi tiết nhỏ nhất trong thoả thuận làm việc. Theo chia sẻ của nhiều chuyên viên nhân sự, sau vào lần “hẹn hò” bất thành họ sẽ gác CV của bạn sang bên để nhường chỗ cho những ứng viên năng lực có thể kém hơn chút nhưng có sự nhiệt tình đối với công việc ứng tuyển hơn bạn.

Làm cao sao cho vừa

Bạn giỏi, bạn có quyền tự tin về năng lực và kinh nghiệm của mình nhưng điều đó chỉ có giá trị với nhà tuyển dụng khi họ nhìn thấy tài năng của bạn gắn liền với những giá trị bạn có thể tạo ra cho công ty. Vì thế hãy phân định rõ ranh giới giữa sự chuyên nghiệp và thái độ làm cao để tránh bị “mất điểm” một cách đáng tiếc.

Là nhân sự cấp cao, bạn nên cân nhắc trước những cuộc hẹn, chỉ gặp gỡ NTD khi thật sự nghiêm túc nghĩ về cơ hội mới và có mong muốn đóng góp thực sự. Một khi đã nghiêm túc thì hãy cung cấp đầy đủ những thông tin chuyên nghiệp nhất về mình và đừng quên tìm hiểu kĩ những kỳ vọng của công ty về ứng viên tiềm năng cũng như ưu điểm bạn có thể đáp ứng cho họ.


Ngoài việc nhiệt tình tìm hiểu kỹ càng, mong muốn gắn kết thể hiện qua sự thông cảm và hỗ trợ lẫn nhau sẽ là tiền đề cho một cuộc “hôn nhân gắn bó lâu dài”. Và cho dù cơ hội chưa phù hợp thì cách hành xử chuyên nghiệp và thiện cảm sẽ luôn giúp bạn có được những mối quan hệ tốt với NTD và mở ra những cơ hội khác trong tương lai.





Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Tham khảo về nhận diện khách hàng

Đối với khách hàng có những dấu hiệu bất thường thì nên thận trọng, tìm hiểu rõ ràng về những nguyên nhân đó và ta xem xét kĩ rồi kết luận. Có một số bài viết hướng dẫn cách nhận dạng Khách hàng tốt. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì việc nhận dạng KH tốt là cần thiết, tuy nhiên ở một góc độ nào đó thì việc nhận diện KH có dấu hiệu rủi ro thiết thực hơn.

Khi KH có những dấu hiệu khiến ta nghi ngờ không có nghĩa là ta không cho vay. Ta hoàn toàn có thể cho vay được nếu làm rõ được nguyên nhân tại sao KH lại có các dấu hiệu mà ta đang cho là rủi ro - và tất nhiên, chúng ta chấp nhận nguyên nhân đó.


Tôi lược một số biểu hiện rủi ro cần lưu ý đối với 2 loại KH chính là KHCN và KHDN như sau:

1. Đối với Khách hàng cá nhân:

Nói dối: Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng khá dễ kiểm chứng trong một số trường hợp. Nếu KH nói "quan hệ với chúng ta là lần đầu, chưa từng đi tìm hiểu ở đâu" nhưng khi tra CIC ta thấy dư nợ hoặc đơn giản ta thấy danh sách các NH khác cũng từng tra CIC về KH này thì có nghĩa KH đã nói dối! Hoặc KH cung cấp thông tin sai so với hồ sơ cung cấp (dễ dàng kiểm chứng qua hồ sơ). Việc KH nói dối chứng tỏ KH đang che đậy một điều gì đó, đừng vội từ chối, hãy động viên họ nói thật - ta sẽ quyết định sau khi nghe KH trình bày lý do.

Làm giả hồ sơ: Với đối tượng KH này thì tốt nhất là hãy quên KH đi (nếu KH cố ý làm giả vì mục đích vay vốn). Những hồ sơ KHCN hay làm giả bao gồm: hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ .. (đặc biệt đối với KHCN làm việc tại các tổ chức không trả lương qua tài khoản, công ty nhỏ ...)

Không cung cấp đầy đủ thông tin: Có những KH chỉ nói những gì CV QHKH hỏi, không chia sẻ thông tin. Với những KH này, có thể do KH không biết nhưng cũng có thể KH có ý muốn che dấu. Nếu CV QHKH ít kinh nghiệm thì gần như không thể tránh được KH có dấu hiệu này. Ở một mức độ nào đó, trách nhiệm của tình huống này thuộc về chuyên viên QHKH.

Không nhiệt tình trong việc cung cấp tài liệu, hỗ trợ thẩm định thực tế: Giống trường hợp KH cung cấp không đủ thông tin. Nếu không có lý do chính đáng (bận việc thật sự, đi công tác...) thì đây cũng là một vấn đề cần lưu ý.

Khách hàng có những dấu hiệu bất thường một cách bất ngờ: Đa phần người vay vốn đều quan tâm đến lãi suất, tuy nhiên với một số KH tuyên bố: lãi thế nào cũng được, cứ cho anh/chị vay tối đa có thể, hoặc KH nói mới đi vay vốn lần đầu nhưng mang nguyên bộ hồ sơ đầy đủ như NH yêu cầu ... thì cần thẩm định kỹ, xem xét rõ lý do và nguyên nhân. Những dấu hiệu khác: VD: có quá nhiều tài sản mà không lý giải được nguồn gốc, mỗi ngày đi một oto khác nhau, hay hẹn hò CV QHKH ở cafe hơn là nhà riêng và cơ quan ....
................

2. Đối với khách hàng doanh nghiệp:


Báo cáo tài chính không trung thực: DN ở VN (có thể) có nhiều hệ thống báo cáo tài chính phục vụ các mục đích khác nhau. Nếu báo cáo cung cấp cho NH không trung thực (CVQHKH có thể kiểm tra theo cách của kiểm toán độc lập với một số chỉ tiêu chính có thể so sánh với tài liệu bên thứ 3 như: Nợ ngắn hạn, dài hạn (so sánh với CIC), tiền gửi NH (so sánh với sao kê tài khoản); khoản phải thu, phải trả (so sánh với bảng kê, hồ sơ KH cung cấp), tài sản cố định (so sánh với bảng kê, so sánh bảng kê với thực tế ...). Nếu báo cáo của KH không trung thực, hãy yêu cầu KH làm lại hoặc giải thích.
Hồ sơ tài chính méo mó, cắt dán, không trung thực: Kiểm tra phần này tương đối dễ. Cách đơn giản nhất là so sánh với tờ khai thuế GTGT hàng tháng và bảng kê hóa đơn đi kèm. Xem kỹ các hợp đồng đầu ra đầu vào xem có cắt dán không (vì thường là bản photo KH tự sao y nên khả năng tự chế khá cao);

Phương thức kinh doanh phức tạp, không rõ ràng về tài chính: Đọc báo cáo, phỏng vấn KH nếu thấy mâu thuẫn về vấn đề này thì cần phải tìm hiểu thật kỹ, đặc biệt đối với các tình huống KH cung doanh các mặt hàng đặc thù ...

Tư cách lãnh đạo DN yếu: Nếu tư cách lãnh đạo DN yếu thì chắc chắn và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến DN. Hãy thận trọng với các thông tin liên quan đến tư cách của lãnh đạo DN;
Tình hình vay nợ các TCTD khác: DN chưa đi vay bao giờ và DN đi vay quá nhiều nơi với kiểu vay mỗi nơi một ít cần lưu ý như nhau. CV QHKH cần làm rõ lý do dẫn đến hiện tượng này.


Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Hãy tạo ra sự may mắn cho mình bằng cách nâng cao năng lực của bản thân, khi bản thân của bạn có năng lực thì may mắn sẽ đến tìm bạn nhiều hơn. Khi bạn liên tiếp nhận được nhiều thuận lợi, hẳn là bạn và mọi người sẽ nghĩ rằng mình là người quá đỗi may mắn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, những may mắn ấy phải đủ “trình” mới có được. Khi các công ty săn đầu người tìm đến bạn thì bạn có biết nắm lấy cơ hội đó cho mình hay không hay là bỏ qua cơ hội đó một cách hững hờ.
Một cách tự nhiên, bạn sẽ thấy câu nói này khá chính xác. Trong một thị trường lao động cạnh tranh như ngày nay, cho dù bạn có năng lực xuất sắc, để tìm kiếm đúng công việc mình mong muốn, vẫn sẽ đòi hỏi ít nhiều sự may mắn.
Vậy nhân tố may mắn đóng góp bao nhiêu phần trăm cho thành công của bạn? Một vài người may mắn khi có mối quan hệ quen biết (hoặc có người thân quen biết) với sếp của công ty. Hoặc may mắn hơn nữa, hồ sơ xuất sắc của bạn đến đúng chỗ và đúng thời điểm, khi bộ phận nhân sự của công ty chợt nhận ra họ cần phải tuyển thêm một người (giống như bạn).
Tuy nhiên, đó không phải là thứ tôi muốn nói ở đây. Điều tôi muốn nói đó là, thông qua kinh nghiệm của một tay chơi bạc giàu kinh nghiệm, chúng ta hoàn toàn có thể nâng tỉ lệ may mắn của mình lên. May mắn là một kỹ năng hoàn toàn CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC.

Hiệu ứng "Ảo tưởng của các con bạc"

Càng chiến thắng, những con bạc càng trở nên hưng phấn, tự tin, chính xác và thông minh hơn.Trong khi đó, những kẻ đang thua thì cứ thua liên tiếp, rơi vào trạng thái dễ dàng thua thêm nhiều hơn.
Các nhà nghiên cứu gọi đó là “ảo tưởng của các con bạc” – những kẻ đang thua nhiều thì cho rằng vận may của mình sắp tới.

Thực tế thì ngược lại

Với niềm tin mình đang đến “dây đỏ”, các con bạc sẽ đưa ra các tỉ lệ đặt cược thông thái hơn và có lợi hơn. Với những kẻ đang tới “dây đen”, họ liên tiếp đưa ra những quyết định không hợp lý hòng lật ngược thế cờ. Kết quả là cháy túi. Các công ty săn đầu người thì lại quá chi là xa vời.
Như vậy, vận may không tự nhiên đến, nó đền từ sự thông thái hơn, logic hơn và tính toán rủi ro tốt hơn.
Bản thân tôi là một người rất may mắn trong sự nghiệp. Khi tôi ngừng công việc của một người chuyên viết về du lịch, tôi nhận một công việc viết quảng cáo cho một công ty nhỏ tại Montreal. Tại đây, tôi làm những công việc nghiên cứu, phỏng vấn, xây dựng nội dung cho trang web, viết quảng cáo, banner và nhiều thứ khác nữa.
Khi tôi quyết định rời bỏ công việc, tôi đã đăng CV của mình lên một trang tìm việc online. Ngay trong ngày, tôi đã được mời đi phỏng vấn vào vị trí xây dựng nội dung cho một trang web mới dành cho độc giả sinh viên.
Đó là một sự may mắn. Trên một trang web tìm việc online, có vô vàng hồ sơ và dữ liệu để lựa chọn. Nhưng CV của tôi được đăng lên đúng vào ngày hôm đấy, và thế là nó được xếp ở vị trí đầu tiên khi tìm kiếm.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, nếu tôi không có các kỹ năng phù hợp với công việc, những kỹ năng mà tôi đã rèn giũa cả năm trời tại công ty quảng cáo kia, thì chắc chắn là kết quả tìm kiếm sẽ không bao giờ xuất hiện.
Dù bạn có quen với giám đốc công ty, nếu bạn không có đủ kỹ năng, vận may cũng không thể giúp ích gì cho bạn.

Vậy, làm thế nào để có được “vận may”?

Đừng để bản thân rơi vào “ảo tưởng của các con bạc”. Tỉ lệ chiến thắng của bạn sẽ không hề tăng lên sau khi bạn thua nhiều đâu. Nó chỉ tăng lên khi bạn làm việc chăm chỉ và đưa ra những quyết định thông thái. Đứng cứ người đó cầu trời đất cho các công ty săn đầu người tìm đến mình mà hãy tìm cách tìm đến với họ.
Vì vậy, hãy đón nhận mọi cơ hội để học hỏi, mài giũa và nâng cấp các kỹ năng lên. Nó có thể bắt đầu với công việc tình nguyên viên không lương, các công việc ngắn ngày và thụ động. Nhưng thứ bạn thu được ở đây đó là đưa mình vào những vị trí giúp bạn có thể bật lên khi vận may gõ cửa.

Hãy học hỏi các kỹ năng, kinh nghiệm và mối quan hệ bất cứ khi nào bạn có thể.

Bạn có thể tối đa hóa cơ hội tìm kiếm vận may bằng việc tận dụng hết mọi khả năng của mình: Cập nhật các hồ sơ online thường xuyên chẳng hạn. Những công ty lớn có hệ thống dữ liệu tuyển dụng của riêng mình, và họ cũng thường xuyên cập nhật để tìm kiếm người tài. Hay cố gắng kết nối với những chuyên gia, những người giỏi trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi thông qua web, mạng cộng đồn như Anphabe hay LinkedIn,...  Hãy cho những người đấy biết rằng bạn là ai và bạn có thể làm gì.
Khi bạn bỏ ra đủ thời gian để chuẩn bị cho một cơ hội, nghĩa là bạn đã có đủ vận may để cơ hội gõ cửa rồi đấy.
Nguồn: Anphabe.com