Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Người săn việc hay Người tìm việc

Có nhiều người không có việc làm đang đi xin việc nhiều nơi, nhưng cũng có người đi săn việc, bạn biết gì về người gọi là săn việc? Bạn có biết phần lớn chúng ta đều là những Người tìm việc thông thường, khác xa với những Người săn việc thông minh?

Thực tế cho thấy hai đối tượng trên là một, nhưng cao hơn một cấp bậc Người săn việc, thường nhạy bén và có tầm nhìn chiến lược hơn cho sự nghiệp của mình. Chính đẳng cấp đó đã giúp tỉ lệ kiếm việc thành công của họ cao hơn gấp nhiều lần so với Người tìm việc. Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực săn đầu người, tôi nhận ra Người săn việc thường có những ưu điểm sau mà Người tìm việc không có được:


Làm tốt công việc hiện tại: Người tìm việc thường tích cực tìm khi có nhu cầu thay đổi công việc và bỏ bê công việc hiện tại. Với người săn việc, họ không như vậy vì đã có sự chuẩn bị từ trước. Thậm chí ngay lúc chuẩn bị thay đổi công việc, họ còn làm tốt công việc hơn. Đây là lúc họ tiếp tục gây ấn tượng với sếp và đồng nghiệp, những người sẽ là người tham khảo quý báu và sẵn sàng kể câu chuyện hay về họ với nhà tuyển dụng mới.

Xác định công việc mục tiêu: Người săn việc biết xác định công việc mục tiêu để lên kế hoạch ngay khi họ đang làm công việc hiện tại. Kiến thức họ thường xuyên trau dồi không chỉ cho công việc hiện tại mà còn giúp họ dễ dàng bước lên một nấc thang mới của sự nghiệp. Khi kiến thức đủ chín cho một cơ hội mới họ bắt đầu đi săn việc. Họ sẽ bỏ qua bất cứ công việc nào không đủ hấp dẫn, không đúng với mục tiêu mong muốn, mà chỉ theo đuổi công việc và vị trí mà họ đã xác định từ lâu. Như vậy, khác với người tìm việc, họ không rơi vào tình huống “lỡ” nhận một công việc không mong muốn để rồi lại chán nản đi tìm việc khác sau một thời gian ngắn.

Xác định công ty mục tiêu: Ngoài công việc mục tiêu, Người tìm việc còn xác định cả công ty mục tiêu. Họ chủ động tìm hiểu các công ty có tiếng trên thị trường, từ cơ cấu tổ chức, văn hóa, cơ hội thăng tiến, chế độ lương bổng, … và sẽ khoanh vùng các công ty mong muốn. Họ không đợi đến khi mất việc hoặc thất thế trong công việc rồi mới bấn loạn đi tìm một công việc mới, mà chủ động tìm hiểu thông tin tuyển dụng của các công ty này để ứng tuyển. Họ đi săn cơ hội mới khi công việc hiện tại vẫn tốt nên họ không buộc phải nhận việc mới bằng mọi cách. Như vậy họ có khả năng thương lượng về lương bổng và trợ cấp tốt hơn hẳn những người đang thất nghiệp.

Cập nhật thông tin có liên quan đến sự nghiệp: Để xác định công việc và công ty mục tiêu thành công, người săn việc luôn theo dõi các sự kiện liên quan đến các công ty trong ngành của mình. Họ luôn cập nhật công ty nào đang dẫn đầu thị trường, hoặc trong nghề của mình ngành nào có mức độ cạnh tranh nhân tài cao nhất để có sự trang bị cần thiết cho sự nghiệp.

Kiên trì xây dựng và giữ mối quan hệ với các Head Hunter: Một khi đã xác định được công ty và công việc mục tiêu, Người săn việc thường kiên trì theo đuổi. Họ không chỉ nhẫn nại với các công ty mục tiêu mà cả các công ty săn đầu người để các công ty này làm đầu mối giúp họ. Tôi đã giới thiệu một ứng viên cho vị trí Customer Care Manager cho khách hàng sau một năm được anh “theo đuổi”. Tôi tình cờ gặp ứng viên này trong một sự kiện, nhưng lúc đó tôi không có khách hàng có nhu cầu tuyển dụng vị trí tương tự. Không vì vậy mà ứng viên này “bỏ rơi” tôi. Anh chủ động xây dựng và duy trì mối quan hệ với tôi, thi thoảng gọi điện hoặc ghé văn phòng tôi chỉ để hỏi thăm. Vì vậy, khi khách hàng tôi có nhu cầu tuyển dụng thì anh đã trở thành ứng viên đầu tiên mà tôi nghĩ đến. Sau trường hợp này, tôi đã trở thành “job hunter” cho khá nhiều ứng viên sáng giá và kiên trì.

Quản lý quá trình tìm việc chặt chẽ: Người săn việc thường có một bảng thống kê sau mỗi lần săn việc. Đó là tên, đặc điểm công ty, tình trạng săn việc cho những lần nộp đơn... Người săn việc cũng chuẩn bị CV khác với Người tìm việc. Với mỗi công việc, họ thường điều chỉnh kinh nghiệm, kỹ năng cho phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng vẫn đúng với mình, trong khi người tìm việc chỉ áp dụng một bản cho tất cả các công ty. Với Mạng xã hội hay trang web tuyển dụng, họ thường lưu lại username và password của những tài khoản để dễ quản lý. Đây là thói quen rất hữu ích để săn việc thành công.

Như vậy, với người săn việc, thành công không tự đến với họ nhờ tình cờ hay may mắn như nhiều người suy nghĩ. Thành công họ gặt hái được nhờ họ biết “săn” cơ hội tốt cho mình.


Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Làm cao sao cho vừa

Bạn có quyền tự hào về năng lực, kinh nghiệm của mình nhưng bạn không nên đưa mình lên cao, bạn sẽ tự đánh mất cơ hội của mình vào đối thủ xếp sau bạn 1 chut. Nhiều người đã từng được coi là ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng nhưng sau vài lần tiếp xúc họ lại không được đánh giá cao, không phải vì họ không giỏi mà chính bởi cách suy nghĩ cần làm cao với nhà tuyển dụng (NTD) để giá trị bản thân được nâng lên. Còn nhà tuyển dụng thực sự nghĩ gì?


“Chảnh” hay chuyên nghiệp?

Người làm nhân sự nào cũng có mong muốn có được những ứng viên tài năng, tuy nhiên tôi biết khá nhiều trường hợp HR buộc phải từ chối ứng viên tài năng nhưng “có thừa sự tự tin”. Tự tin thì tốt chứ sao? Nhưng nếu vì quá tự tin mà bạn chẳng chịu chia sẻ thông tin về mình và yêu cầu phải gặp mặt trực tiếp mới nói thì sẽ gây khó khăn cho NTD trong việc thẩm định ứng viên. Chưa kể khi gặp mặt, nếu nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh việc bạn tài năng và kinh nghiệm thế nào nhiều hơn việc bạn quan tâm xem công ty đó cần gì và mình đóng góp được gì thì trong mắt nhà tuyển dung, “bạn chỉ xem đây là cuộc dạo chơi hoặc đang kiểm tra giá trị thị trường của mình mà thôi”.

Tôi cũng biết nhiều trường hợp đã phỏng vấn thành công nhưng giai đoạn “thương thảo hợp đồng” lại bất thành. Ứng viên biết công ty cần người nên cứ liên tục thay đổi ý định hoặc quá chú trọng “mặc cả” từng chi tiết nhỏ nhất trong thoả thuận làm việc. Theo chia sẻ của nhiều chuyên viên nhân sự, sau vào lần “hẹn hò” bất thành họ sẽ gác CV của bạn sang bên để nhường chỗ cho những ứng viên năng lực có thể kém hơn chút nhưng có sự nhiệt tình đối với công việc ứng tuyển hơn bạn.

Làm cao sao cho vừa

Bạn giỏi, bạn có quyền tự tin về năng lực và kinh nghiệm của mình nhưng điều đó chỉ có giá trị với nhà tuyển dụng khi họ nhìn thấy tài năng của bạn gắn liền với những giá trị bạn có thể tạo ra cho công ty. Vì thế hãy phân định rõ ranh giới giữa sự chuyên nghiệp và thái độ làm cao để tránh bị “mất điểm” một cách đáng tiếc.

Là nhân sự cấp cao, bạn nên cân nhắc trước những cuộc hẹn, chỉ gặp gỡ NTD khi thật sự nghiêm túc nghĩ về cơ hội mới và có mong muốn đóng góp thực sự. Một khi đã nghiêm túc thì hãy cung cấp đầy đủ những thông tin chuyên nghiệp nhất về mình và đừng quên tìm hiểu kĩ những kỳ vọng của công ty về ứng viên tiềm năng cũng như ưu điểm bạn có thể đáp ứng cho họ.


Ngoài việc nhiệt tình tìm hiểu kỹ càng, mong muốn gắn kết thể hiện qua sự thông cảm và hỗ trợ lẫn nhau sẽ là tiền đề cho một cuộc “hôn nhân gắn bó lâu dài”. Và cho dù cơ hội chưa phù hợp thì cách hành xử chuyên nghiệp và thiện cảm sẽ luôn giúp bạn có được những mối quan hệ tốt với NTD và mở ra những cơ hội khác trong tương lai.





Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Tham khảo về nhận diện khách hàng

Đối với khách hàng có những dấu hiệu bất thường thì nên thận trọng, tìm hiểu rõ ràng về những nguyên nhân đó và ta xem xét kĩ rồi kết luận. Có một số bài viết hướng dẫn cách nhận dạng Khách hàng tốt. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì việc nhận dạng KH tốt là cần thiết, tuy nhiên ở một góc độ nào đó thì việc nhận diện KH có dấu hiệu rủi ro thiết thực hơn.

Khi KH có những dấu hiệu khiến ta nghi ngờ không có nghĩa là ta không cho vay. Ta hoàn toàn có thể cho vay được nếu làm rõ được nguyên nhân tại sao KH lại có các dấu hiệu mà ta đang cho là rủi ro - và tất nhiên, chúng ta chấp nhận nguyên nhân đó.


Tôi lược một số biểu hiện rủi ro cần lưu ý đối với 2 loại KH chính là KHCN và KHDN như sau:

1. Đối với Khách hàng cá nhân:

Nói dối: Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng khá dễ kiểm chứng trong một số trường hợp. Nếu KH nói "quan hệ với chúng ta là lần đầu, chưa từng đi tìm hiểu ở đâu" nhưng khi tra CIC ta thấy dư nợ hoặc đơn giản ta thấy danh sách các NH khác cũng từng tra CIC về KH này thì có nghĩa KH đã nói dối! Hoặc KH cung cấp thông tin sai so với hồ sơ cung cấp (dễ dàng kiểm chứng qua hồ sơ). Việc KH nói dối chứng tỏ KH đang che đậy một điều gì đó, đừng vội từ chối, hãy động viên họ nói thật - ta sẽ quyết định sau khi nghe KH trình bày lý do.

Làm giả hồ sơ: Với đối tượng KH này thì tốt nhất là hãy quên KH đi (nếu KH cố ý làm giả vì mục đích vay vốn). Những hồ sơ KHCN hay làm giả bao gồm: hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ .. (đặc biệt đối với KHCN làm việc tại các tổ chức không trả lương qua tài khoản, công ty nhỏ ...)

Không cung cấp đầy đủ thông tin: Có những KH chỉ nói những gì CV QHKH hỏi, không chia sẻ thông tin. Với những KH này, có thể do KH không biết nhưng cũng có thể KH có ý muốn che dấu. Nếu CV QHKH ít kinh nghiệm thì gần như không thể tránh được KH có dấu hiệu này. Ở một mức độ nào đó, trách nhiệm của tình huống này thuộc về chuyên viên QHKH.

Không nhiệt tình trong việc cung cấp tài liệu, hỗ trợ thẩm định thực tế: Giống trường hợp KH cung cấp không đủ thông tin. Nếu không có lý do chính đáng (bận việc thật sự, đi công tác...) thì đây cũng là một vấn đề cần lưu ý.

Khách hàng có những dấu hiệu bất thường một cách bất ngờ: Đa phần người vay vốn đều quan tâm đến lãi suất, tuy nhiên với một số KH tuyên bố: lãi thế nào cũng được, cứ cho anh/chị vay tối đa có thể, hoặc KH nói mới đi vay vốn lần đầu nhưng mang nguyên bộ hồ sơ đầy đủ như NH yêu cầu ... thì cần thẩm định kỹ, xem xét rõ lý do và nguyên nhân. Những dấu hiệu khác: VD: có quá nhiều tài sản mà không lý giải được nguồn gốc, mỗi ngày đi một oto khác nhau, hay hẹn hò CV QHKH ở cafe hơn là nhà riêng và cơ quan ....
................

2. Đối với khách hàng doanh nghiệp:


Báo cáo tài chính không trung thực: DN ở VN (có thể) có nhiều hệ thống báo cáo tài chính phục vụ các mục đích khác nhau. Nếu báo cáo cung cấp cho NH không trung thực (CVQHKH có thể kiểm tra theo cách của kiểm toán độc lập với một số chỉ tiêu chính có thể so sánh với tài liệu bên thứ 3 như: Nợ ngắn hạn, dài hạn (so sánh với CIC), tiền gửi NH (so sánh với sao kê tài khoản); khoản phải thu, phải trả (so sánh với bảng kê, hồ sơ KH cung cấp), tài sản cố định (so sánh với bảng kê, so sánh bảng kê với thực tế ...). Nếu báo cáo của KH không trung thực, hãy yêu cầu KH làm lại hoặc giải thích.
Hồ sơ tài chính méo mó, cắt dán, không trung thực: Kiểm tra phần này tương đối dễ. Cách đơn giản nhất là so sánh với tờ khai thuế GTGT hàng tháng và bảng kê hóa đơn đi kèm. Xem kỹ các hợp đồng đầu ra đầu vào xem có cắt dán không (vì thường là bản photo KH tự sao y nên khả năng tự chế khá cao);

Phương thức kinh doanh phức tạp, không rõ ràng về tài chính: Đọc báo cáo, phỏng vấn KH nếu thấy mâu thuẫn về vấn đề này thì cần phải tìm hiểu thật kỹ, đặc biệt đối với các tình huống KH cung doanh các mặt hàng đặc thù ...

Tư cách lãnh đạo DN yếu: Nếu tư cách lãnh đạo DN yếu thì chắc chắn và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến DN. Hãy thận trọng với các thông tin liên quan đến tư cách của lãnh đạo DN;
Tình hình vay nợ các TCTD khác: DN chưa đi vay bao giờ và DN đi vay quá nhiều nơi với kiểu vay mỗi nơi một ít cần lưu ý như nhau. CV QHKH cần làm rõ lý do dẫn đến hiện tượng này.


Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Hãy tạo ra sự may mắn cho mình bằng cách nâng cao năng lực của bản thân, khi bản thân của bạn có năng lực thì may mắn sẽ đến tìm bạn nhiều hơn. Khi bạn liên tiếp nhận được nhiều thuận lợi, hẳn là bạn và mọi người sẽ nghĩ rằng mình là người quá đỗi may mắn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, những may mắn ấy phải đủ “trình” mới có được. Khi các công ty săn đầu người tìm đến bạn thì bạn có biết nắm lấy cơ hội đó cho mình hay không hay là bỏ qua cơ hội đó một cách hững hờ.
Một cách tự nhiên, bạn sẽ thấy câu nói này khá chính xác. Trong một thị trường lao động cạnh tranh như ngày nay, cho dù bạn có năng lực xuất sắc, để tìm kiếm đúng công việc mình mong muốn, vẫn sẽ đòi hỏi ít nhiều sự may mắn.
Vậy nhân tố may mắn đóng góp bao nhiêu phần trăm cho thành công của bạn? Một vài người may mắn khi có mối quan hệ quen biết (hoặc có người thân quen biết) với sếp của công ty. Hoặc may mắn hơn nữa, hồ sơ xuất sắc của bạn đến đúng chỗ và đúng thời điểm, khi bộ phận nhân sự của công ty chợt nhận ra họ cần phải tuyển thêm một người (giống như bạn).
Tuy nhiên, đó không phải là thứ tôi muốn nói ở đây. Điều tôi muốn nói đó là, thông qua kinh nghiệm của một tay chơi bạc giàu kinh nghiệm, chúng ta hoàn toàn có thể nâng tỉ lệ may mắn của mình lên. May mắn là một kỹ năng hoàn toàn CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC.

Hiệu ứng "Ảo tưởng của các con bạc"

Càng chiến thắng, những con bạc càng trở nên hưng phấn, tự tin, chính xác và thông minh hơn.Trong khi đó, những kẻ đang thua thì cứ thua liên tiếp, rơi vào trạng thái dễ dàng thua thêm nhiều hơn.
Các nhà nghiên cứu gọi đó là “ảo tưởng của các con bạc” – những kẻ đang thua nhiều thì cho rằng vận may của mình sắp tới.

Thực tế thì ngược lại

Với niềm tin mình đang đến “dây đỏ”, các con bạc sẽ đưa ra các tỉ lệ đặt cược thông thái hơn và có lợi hơn. Với những kẻ đang tới “dây đen”, họ liên tiếp đưa ra những quyết định không hợp lý hòng lật ngược thế cờ. Kết quả là cháy túi. Các công ty săn đầu người thì lại quá chi là xa vời.
Như vậy, vận may không tự nhiên đến, nó đền từ sự thông thái hơn, logic hơn và tính toán rủi ro tốt hơn.
Bản thân tôi là một người rất may mắn trong sự nghiệp. Khi tôi ngừng công việc của một người chuyên viết về du lịch, tôi nhận một công việc viết quảng cáo cho một công ty nhỏ tại Montreal. Tại đây, tôi làm những công việc nghiên cứu, phỏng vấn, xây dựng nội dung cho trang web, viết quảng cáo, banner và nhiều thứ khác nữa.
Khi tôi quyết định rời bỏ công việc, tôi đã đăng CV của mình lên một trang tìm việc online. Ngay trong ngày, tôi đã được mời đi phỏng vấn vào vị trí xây dựng nội dung cho một trang web mới dành cho độc giả sinh viên.
Đó là một sự may mắn. Trên một trang web tìm việc online, có vô vàng hồ sơ và dữ liệu để lựa chọn. Nhưng CV của tôi được đăng lên đúng vào ngày hôm đấy, và thế là nó được xếp ở vị trí đầu tiên khi tìm kiếm.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, nếu tôi không có các kỹ năng phù hợp với công việc, những kỹ năng mà tôi đã rèn giũa cả năm trời tại công ty quảng cáo kia, thì chắc chắn là kết quả tìm kiếm sẽ không bao giờ xuất hiện.
Dù bạn có quen với giám đốc công ty, nếu bạn không có đủ kỹ năng, vận may cũng không thể giúp ích gì cho bạn.

Vậy, làm thế nào để có được “vận may”?

Đừng để bản thân rơi vào “ảo tưởng của các con bạc”. Tỉ lệ chiến thắng của bạn sẽ không hề tăng lên sau khi bạn thua nhiều đâu. Nó chỉ tăng lên khi bạn làm việc chăm chỉ và đưa ra những quyết định thông thái. Đứng cứ người đó cầu trời đất cho các công ty săn đầu người tìm đến mình mà hãy tìm cách tìm đến với họ.
Vì vậy, hãy đón nhận mọi cơ hội để học hỏi, mài giũa và nâng cấp các kỹ năng lên. Nó có thể bắt đầu với công việc tình nguyên viên không lương, các công việc ngắn ngày và thụ động. Nhưng thứ bạn thu được ở đây đó là đưa mình vào những vị trí giúp bạn có thể bật lên khi vận may gõ cửa.

Hãy học hỏi các kỹ năng, kinh nghiệm và mối quan hệ bất cứ khi nào bạn có thể.

Bạn có thể tối đa hóa cơ hội tìm kiếm vận may bằng việc tận dụng hết mọi khả năng của mình: Cập nhật các hồ sơ online thường xuyên chẳng hạn. Những công ty lớn có hệ thống dữ liệu tuyển dụng của riêng mình, và họ cũng thường xuyên cập nhật để tìm kiếm người tài. Hay cố gắng kết nối với những chuyên gia, những người giỏi trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi thông qua web, mạng cộng đồn như Anphabe hay LinkedIn,...  Hãy cho những người đấy biết rằng bạn là ai và bạn có thể làm gì.
Khi bạn bỏ ra đủ thời gian để chuẩn bị cho một cơ hội, nghĩa là bạn đã có đủ vận may để cơ hội gõ cửa rồi đấy.
Nguồn: Anphabe.com


Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Tham khảo những câu tiếng anh cần nắm khi đi phỏng vấn

Ngày nay tiếng anh rất cần thiết cho tất cả mọi người, việc giao tiếp được bằng tiếng anh giúp bạn rất nhiều. Tiếng Anh hiện nay đang trở thành một phần không thể thiếu trong yêu cầu của những nhà tuyển dụng. Cũng có thể dễ hiểu khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập và tiếng Anh là điều kiện cần để chúng ta có thể vươn ra thế giới. Do đó, việc sử dụng tiếng Anh trong phỏng vấn các ứng viên để kiểm tra khả năng ngoại ngữ của nhân viên là điều cần thiết. Học tiếng anh giao tiếp ở đâu là câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết?


Dưới đây là những câu hỏi và trả lời bằng tiếng Anh mà bạn cần nắm rõ để cuộc phỏng vấn trở nên suôn sẻ hơn:

“Tell me a little about yourself” – Giới thiệu về bản thân bạn

Đây là một câu hỏi cơ bản nhất. Và cũng giống như câu hỏi trong tiếng Việt, nếu NTD (nhà tuyển dụng) hỏi bạn câu hỏi này, bạn sẽ trả lời như thế nào? Đừng lấn sâu vào việc, bạn quê ở đâu, bạn học những môn gì ở trường hay bạn thích làm gì. Hãy trả lời một cách ngắn gọn mà ấn tượng nhất, vì so với hàng tá người tới ứng tuyển, bạn phải tạo được điểm nhấn để họ nhớ tới.
Ví dụ:
- "I’m an easy going person that works well with everyone. I enjoy being around different types of people and I like to always challenge myself to improve at everything I do." (Tôi là một người có thể dễ dàng làm việc với mọi người. Tôi thích làm việc với nhiều người khác nhau và luôn luôn thử thách để cải thiện bản thân mình)
– I’m a hard worker and I like to take on a variety of challenges. I like pets, and in my spare time, I like to relax and read the newspaper. (Tôi là nhân viên chăm chỉ và tôi luôn muốn được thử sức mình. Tôi thích thú cưng, và lúc có thời gian rảnh, tôi thích thư giãn và đọc báo)

“What are your strengths/weaknesses?” – “Điểm mạnh/điểm yếu của bạn là gì?”

Đây là một câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Bạn hãy thành thật trong câu hỏi này vì nó sẽ là câu hỏi quyết định về việc nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người trung thực hay lừa dối. Với điểm mạnh, bạn cần kể một cách cụ thể qua từng công việc của mình và thấy được gì ở đó. Về điểm yếu, bạn cần lựa chọn từ ngữ cho phù hợp, không nên nói “Tôi không thể tiếp xúc với người khác” hay “Giao tiếp của tôi rất kém và tôi nghĩ mình khó thay đổi”. Nếu trả lời như vậy, bạn sẽ không bao giờ nhận được tấm vé thông hành đến vòng tiếp theo mà sẽ nhận được tấm vé rời cổng nhanh nhất. Bạn có biết học tiếng anh giao tiếp ở đâu vừa rẻ vừa chất lượng?

Ví dụ dưới đây có thể cho bạn những gợi ý:

- "After having worked for a couple of years, I realized my strength is accomplishing a large amount of work within a short period of time. I get things done on time and my manager always appreciated it." (Sau khi làm việc một vài năm, tôi nhận ra thế mạnh của mình là hoàn thành một khối lượng lớn công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Tôi luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn và quản lý của tôi đánh giá cao điều đó.)
- "The weakest trait I struggled with was not asking for help. I always try to solve my own problems instead of asking a co-worker who might know the answer. This would save me more time and I would be more efficient." (Điểm yếu lớn nhất tôi là không yêu cầu giúp đỡ. Tôi luôn luôn cố gắng để giải quyết vấn đề của riêng mình thay vì hỏi đồng nghiệp - người có thể biết câu trả lời. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian hơn và giúp tôi làm việc hiệu quả hơn).


“What are your short/long term goals?” – “Các mục tiêu ngắn hạn/dài hạn của bạn là gì?”

Câu hỏi này chủ yếu phụ thuộc vào nơi bạn đang làm trong sự nghiệp của bạn. Một người có 5 năm kinh nghiệm sẽ có những mục tiêu khác với một người không có kinh nghiệm làm việc. Nếu như mục tiêu nghề nghiệp của bạn không phù hợp với công việc dự tuyển hoặc định hướng tương lai của công ty với công việc đó thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ loại bỏ bạn ra khỏi vòng phỏng vấn. Ngoài ra, câu hỏi này còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ nghiêm túc trong công việc và định hướng nghề nghiệp của ứng viên.
- "My short term goal is to get into a management position. The last five years of my career, I’ve concentrated on learning and acquiring all the skills needed to perform excellent work. Recently, I’ve taken more responsibilities in management because I eventually want to become a sales manager. So I hope to be in a management position within a year or two.” (Mục tiêu ngắn hạn của tôi là đảm nhiệm vị trí quản lý. Trong những năm gần đây, tôi đã tập trung vào việc học tập và tiếp thu tất cả các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc tuyệt vời này. Gần đây, tôi đã thực hiện nhiều công việc trong vai trò quản lý vì tôi muốn trở thành một người quản lý Sale. Vì vậy, tôi hy vọng sẽ được đảm nhiệm vị trí quản lý trong vòng một hoặc hai năm tới)
- "I want to become a valued employee of a company. I want to make a difference and I’m willing to work hard to achieve this goal. I don’t want a regular career, I want a special career that I can be proud of." (Tôi muốn trở thành một nhân viên có giá trị của công ty. Tôi muốn tạo nên sự khác biệt và sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu này. Tôi không muốn có một công việc bình thường, tôi muốn có một sự nghiệp đặc biệt mà tôi có thể tự hào)

"Tell me about your last position?" - Hãy nói cho tôi về công việc gần đây nhất của bạn?"

Bạn nên kể về những gì bạn đã làm, bạn làm những điều đó như thế nào, bạn làm việc trong nhóm ra sao, bạn đã học được điều gì, bạn làm việc có tốt không…
“I was a staff auditor for a small accounting firm. I performed audits for small to medium size businesses. This involved meeting the clients and retrieving data required to complete the audit. I worked closely with my supervisor that presented my findings of the audit to the clients.” (Tôi từng làm kiểm toán viên cho một công ty kế toán nhỏ. Tôi thực hiện kiểm toán cho các công ty cỡ vừa. Công việc đòi hỏi tôi phải gặp gỡ khách hàng và thu thập dữ liệu cần thiết để thực hiện nghiệp vụ kiểm toán. Tôi làm việc trực tiếp với cấp trên, người trình bày công việc kiểm toán của tôi với khách hàng.)

Nguồn: Anphabe.com

 Học tiếng anh giao tiếp ở đâu

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Chia sẻ tiêu chí chung của các công ty đa quốc gia

Ai cũng muốn được làm việc trong một công ty lớn, thu nhập cao, công việc ổn định. Làm viêc tại một công ty đa quốc gia là điều mà nhiều người mong muốn. Tuy nhiên, để có được những cơ hội mà nhiều người đang mơ ước, bạn phải chuẩn bị thật kỹ những tiêu chí của nhà tuyển dụng để trở thành một trong những người may mắn nhé!



Nhân tố con người

Tại các công ty đa quốc gia điều họ chú trọng đầu tiên ở ứng viên chính là nhân tố con người, ở đây bạn sẽ phải vượt qua những thử thách mà không trường lớp hay bằng cấp nào có thể dạy bạn. Đó là những kỹ năng mềm, những kinh nghiệm thực tế và cả tính cách của con người bạn… Chính vì vậy, để vượt qua được nhà tuyển dụng trở thành nhân viên của công ty đa quốc gia bạn cần phải thể hiện cho họ thấy được những phẩm chất cá nhân mà họ đang cần ở bạn. Các công ty săn đầu người họ rất quan trọng về nhân tố con người trong công việc.

Không quan trọng bằng cấp

Bằng cấp được ví như tấm vé thông hành để bạn có thể đi vào bất cứ đâu, nhưng ở công ty đa quốc gia bằng cấp không có năng lực đó. Họ không cần một tấm bằng giỏi nhưng lại không thể làm được gì, không có kỹ năng mềm, khả năng thích ứng với công việc… Do vậy, ngoài tấm bằng, bạn hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết nếu muốn làm việc tại các công ty đa quốc gia.

Khả năng thích ứng với công việc

Khả năng thích ứng với công việc là điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đều yêu cầu ở các ứng viên. Tuy nhiên, ở những công ty đa quốc gia thì yêu cầu này cao hơn rất nhiều, bởi ngay trong thời gian tập sự bạn sẽ phải làm việc như những nhân viên thực thụ, bạn sẽ phải cạnh tranh với những nhân viên khác và có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc. Nếu không làm được như vậy, bạn sẽ bị đánh bật ngay tức khắc.

Thể hiện được tố chất lãnh đạo

Ở những công ty đa quốc gia, dù bạn là nhân viên nhưng vẫn phải thể hiện được tố chất lãnh đạo của mình. Bởi ở đây bạn luôn phải làm việc nhóm, tập thể hoặc có những dự án do bạn là người trực tiếp đề xuất và thực hiện. Vì vậy, nếu không có tố chất lãnh đạo bạn sẽ rất khó để làm tốt công việc của mình và luôn phải chịu sự lép vé khi tham gia vào công việc tập thể.



Có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Bạn sẽ thất bại nếu bạn không có mục tiêu rõ nghề nghiệp rõ ràng khi ứng tuyển vào công ty đa quốc gia. Bởi chỉ những người có mục tiêu rõ ràng họ mới biết mình cần phải làm gì ở những nơi có nhiều sự cạnh tranh, áp lực lớn như vậy. Vì thế, nếu bạn không chứng tỏ được cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có tham vọng, có mục tiêu chắc chắn bạn sẽ khó vượt qua để trở thành nhân viên của công ty.

Trung thực

Trung thực là điều mà ở bất kỳ đâu bạn cũng đều phải có, bạn không thể ba hoa với các nhà tuyển dụng rằng bạn biết nhiều thứ nhưng thực chất bạn lại không biết được gì. Nhất là công ty đa quốc gia, sự giả dối sẽ bị phát hiện sớm nếu bạn may mắn vượt qua được các nhà tuyển dụng, thì trong công việc cũng sẽ sớm tố cáo bạn mà thôi. Vì vậy, hãy trung thực với những gì mình có, cơ hội sẽ đến với bạn.

Sự quyết liệt và ham học hỏi

Đây là điều mà các công ty săn đầu người rất thích. Khi quyết định ứng tuyển vào công ty đa quốc gia bạn cần phải có sự chuẩn bị, quyết tâm lớn. Phải đặt ra cho mình mục tiêu và quy tắc trong công việc, không ngại khó, ngại khổ. Chịu khó học hỏi từ những người khác, bỏ qua sự tự ái của bản thân, không dấu dốt và sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đương đầu với thử thách. Nếu làm được như vậy, bạn mới có thể tồn tại được ở các công ty đa quốc gia.
Để thành công tại công ty đa quốc gia bạn phải hiểu được công ty đa quốc gia là gì, môi trường làm việc ra sao, cơ hội và thử thách nào sẽ đến với bạn cộng với sự quyết tâm, tinh thần ham học hỏi bạn sẽ làm được những điều bạn muốn.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Anphabe.com


Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Bạn cần biết về Tìm hiểu 11 nguyên tắc viết mail chuyên nghiệp

Để tiết kiệm thời gian và thuận lợi trong việc sử lý các email bạn nên tham khảo các nguyên tắc viết email của chúng tôi. Nghiên cứu chỉ ra rằng một nhân viên bình thường ở Mỹ dành khoảng 1/3 thời gian làm việc tại công ty để xử lý hàng trăm email được gửi đến và gửi đi mỗi ngày. Tuy nhiên, theo chuyên gia đào tạo nghề nghiệp Barbara Pachter, nhiều nhân viên văn phòng hiện nay vẫn chưa biết sử dụng email một cách hợp lý. Tìm hiểu thêm về các công ty săn đầu người hiện nay.

Bởi vì, mỗi ngày mỗi người gửi và nhận rất nhiều tin nhắn nên sẽ không tránh khỏi những sai lầm đáng xấu hổ xảy ra có thể ảnh hưởng tới công việc của họ. Chẳng hạn, bạn có thể gõ sai một ký tự nào đó trong một email quan trọng hoặc sử dụng ngôn từ phổ thông, không phù hợp với văn phong viết chuyên nghiệp.

Trong cuốn sách The Essentials of Business Etiquette, tác giả Barbara Pachter đã liệt kê ra những quy tắc viết email hiện đại nhất mà ai cũng cần nắm rõ. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập đến 11 nguyên tắc cốt lõi và căn bản nhất có thể phù hợp với số đông người đang làm việc tại các doanh nghiệp, các công ty săn đầu người lớn nhất Việt Nam



1. Tiêu đề email rõ ràng, đúng trọng tâm

Theo Patcher, "mọi người thường quyết định có mở email mới đọc hay không dựa vào tiêu đề" và "hãy chọn một tiêu đề mà người nhận có thể biết được liệu bạn sẽ đưa ra giải pháp cho vấn đề họ đang quan tâm hay trình bày về những vấn đề mới có liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại".
Ví dụ của một tiêu đề email tốt như: Thay đổi lịch họp hay các đề xuất cho dự án sắp tới...

2. Sử dụng một địa chỉ email chuyên nghiệp

Nếu đang làm việc cho một doanh nghiệp, bạn nên sử dụng địa chỉ email có liên quan đến công ty. Tuy nhiên, nếu sử dụng tài khoản email cá nhân - liệu rằng bạn là một người làm việc tự do (Freelancer) hay đôi khi muốn sử dụng nó cho một số email đặc biệt - thì bạn cũng nên cẩn thận khi lựa chọn email đó.

Một điều lưu ý là nên sử dụng địa chỉ email bao gồm tên của mình để người nhận biết được chính xác ai gửi thư đến. Đừng bao giờ sử dụng email bạn đã lập từ thời học đại học mà không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay môi trường làm việc hiện tại nữa, chẳng hạn như "babygirl@..." hay "beerlover@...", cho dù bạn cảm thấy chúng đáng yêu như thế nào!.

3. Nghĩ kỹ trước khi quyết định "Reply All" (Trả lời tất cả)

Không ai muốn nhận email của 20 người mà chẳng hề liên quan đến mình. Việc lờ đi các email có thể rất khó khăn với nhiều người khi họ đã nhận được thông báo thư mới trên điện thoại và việc lựa chọn bỏ qua có thể khiến họ mất tập trung vào công việc hiện tại. Do vậy, để tránh gây phiền hà cho người nhận, hãy cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn "Reply All", "trừ khi bạn thực sự nghĩ rằng tất cả mọi người trong danh sách cần phải nhận được email", Patcher chia sẻ.

4. Sử dụng những lời chào chuyên nghiệp

Đừng sử dụng những câu biểu cảm thường ngày hay những lời chào quá thân mật tại nơi làm việc, chẳng hạn như "Hey" hay "Chào anh bạn",... Tốt nhất là bạn nên đề cập đến tên người nhận trong email. Tuy nhiên, không được rút gọn tên gọi của họ, chẳng hạn hãy nói "Hi Michael" thay vì nói "Mike". Lời chào hay sẽ khiến các công ty săn đầu người chú ý nhiều hơn đến bạn.

5. Hạn chế dùng dấu chấm than

Nếu muốn sử dụng, bạn chỉ nên dùng một dấu chấm than duy nhất để thể hiện sự phấn khích, Patcher nói. "Mọi người thi thoảng mất kiểm soát, dẫn tới việc sử dụng khá nhiều dấu chấm than cuối mỗi câu. Điều này có thể khiến người nhận cảm thấy họ không kiềm chế được cảm xúc hoặc chưa thực sự trưởng thành". Do vậy, "hãy giới hạn ở mức ít nhất có thể".


6. Hãy cẩn thận với óc hài hước của bạn

Sự hài hước có thể khiến bạn không kiểm soát được giọng điệu đúng hoặc những biểu cảm trên khuôn mặt. Trong các hoạt động mang tính chất tương tác đòi hỏi tính chuyên nghiệp, tốt hơn là hãy để sự hài hước ra khỏi email trừ khi bạn biết rõ người nhận. Luôn nhớ là điều đó có thể hài hước với bạn nhưng với người khác thì có thể không.

7. Mọi người đến từ các nền văn hóa khác nhau thì cách nói và viết phải khác nhau

Hiểu nhầm rất dễ xảy ra do khác biệt về văn hóa, đặc biệt là trong hình thức giao tiếp bằng văn bản bởi vì chúng ta không thể nhìn thấy ngôn ngữ cử chỉ của người khác. Do vậy, hãy điều chỉnh thông điệp của bạn dựa trên nền văn hóa của người nhận và mức độ bạn hiểu rõ về họ.

Một quy tắc cốt lõi cần nhớ, theo Patcher, là đối với những nền văn hóa phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh (High-context culture), chẳng hạn như Nhật, Ả Rập hay Trung Quốc thì mọi người luôn muốn hiểu rõ về bạn trước khi quyết định hợp tác làm ăn. Do đó, khi trao đổi qua email với các đối tác đến từ những quốc gia này, hãy cố gắng cung cấp nhiều thông tin chính xác liên quan đến bạn. Ngược lại, đối với các nền văn hóa ít phụ thuộc vào ngữ cảnh (Low-context culture) như Đức, Mỹ hay Scandinavian thì bạn có thể đi thẳng vào vấn đề ngay lập tức.

8. Trả lời tất cả các email, ngay cả khi email đó bị gửi nhầm cho bạn

Rất khó để trả lời tất cả các email đã được gửi đến nhưng hãy cố gắng làm điều đó, kể cả những email bị gửi nhầm cho bạn. Chắc chắn là bạn không thể khẳng định rằng mình sẽ không bao giờ gửi nhầm. Do đó, hãy đặt mình vào người đã gửi nhầm cho bạn để thấy rằng trong trường hợp đó, tất cả chúng ta đều mong đợi nhận được một email phản hồi rằng đã gửi không đúng địa chỉ. Ngoài điều này thì việc trả lời tất cả các email cũng được xem là một quy tắc lịch sự, nhất là khi người gửi làm cùng công ty hoặc cùng ngành với bạn.

9. Đọc lại email trước khi gửi

Pachter chia sẻ rằng tùy thuộc vào người nhận mà có thể bạn sẽ bị phán xét do các lỗi không đáng có trong email gửi đến họ. Do vậy, đừng dựa vào các công cụ kiểm tra lỗi chính tả trên những phần mềm soạn thảo văn bản. Thay vì như vậy, hãy dành thời gian đọc lại một vài lần email trước khi gửi, thậm chí bạn có thể đọc to.

10. Nhập địa chỉ email cuối cùng

Không tránh khỏi trường hợp email bị gửi đi bất ngờ trong khi bạn vẫn chưa viết xong và chưa kiểm tra lại chính tả do vô tình nhấn phải một phím nào đó trên bàn phím. Do vậy, hãy nhập địa chỉ email người nhận vào cuối cùng để tránh khỏi những sự cố đáng tiếc. Ngoài ra, nếu đang reply một email thì bạn cũng nên rèn luyện thói quen xóa địa chỉ gửi đến và chỉ khi nào chắc chắn là email đã sẵn sàng thì mới thêm địa chỉ người nhận trở lại để gửi.

11. Kiểm tra kỹ lưỡng email của người nhận

Pachter cũng khuyên mọi người hãy thật cẩn thận khi nhập địa chỉ email vì có thể bạn gõ sai tên hoặc vô tình gửi cho quá nhiều người cùng lúc.
Bây giờ thì bạn đã biết các quy tắc viết email cơ bản rồi đấy. Hãy áp dụng ngay từ bây giờ nhé.
Nguồn: Anphabe.com


Vấn đề lớn trong việc chọn lọc nhân viên tiềm năng từ nhà tuyển dụng

Phải lựa chọn một người phù hợp với công viêc không phải đơn giản. Hiện nay tìm việc làm phù hợp đã là một chuyên khó mà việc chọn lọc được nhân viên tiềm năng cho công ty lại càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Câu hỏi này được tạp chí trực tuyến HRDaily giải đáp qua một bài báo vào tháng 4-2016. Trong đó Samatha Hickey, chuyên gia về đánh giá nhân tài tại Australia, đã nhận định là: “Hầu hết các tổ chức đều thiếu một phương pháp nhận diện nhân viên có tiềm năng cao, do vậy các chương trình chọn lọc phát triển nhân viên có tiềm năng cao thường thất bại”. 

Mọi tổ chức đều biết là nhân viên có tiềm năng cao là vốn quý và quan trọng với doanh nghiệp, do vậy họ tiến hành các chương trình chọn lọc nhân viên có tiềm năng cao. Vấn đề nằm ở chỗ, sẽ là không hiệu quả nếu phát triển “nhầm người”, dẫn đến mọi công sức đều đổ sông đổ biển. Nghiên cứu của Hickey cho thấy hơn 50% chuyên viên nhân sự được nghiên cứu thể hiện thiếu sự tự tin ở các chương trình nhân viên có tiềm năng cao và có đến hơn 80% số người không hài lòng với kết quả của chương trình.

Nhận diện sai nhân viên có tiềm năng cao là sai lầm đầu tiên và lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải.  Trước tiên, hầu hết các tổ chức vẫn sử dụng hiệu quả công việc hiện tại làm tiêu chí nhận diện hàng đầu và đôi khi là tiêu chí duy nhất để ra quyết định chọn lọc nhân sự có tiềm năng cao. Kết quả là sau này, chỉ 15% “nhân viên có tiềm năng cao ” chọn theo tiêu chí đó thực sự thể hiện mình đúng là như vậy. Lý do, đánh giá hiệu quả công việc hiện tại của nhân viên luôn chịu sự ảnh hưởng lớn từ người quản lý, do vậy tiêu chí này có độ chủ quan lớn.


Nghiên cứu còn cho thấy có đến 95% tổ chức không theo đúng chương trình phát triển nhân viên có tiềm năng cao đã lập ra, hoặc tệ hơn nữa là dùng cách tiếp cận “một công thức đúng cho mọi con người” trong phát triển nhân viên có tiềm năng cao. Việc phát triển nhân viên có tiềm năng cao phải đi qua các bước giống nhau đã gây ra sự kém hiệu quả, do sau này họ sẽ ở trên các cương vị khác nhau, đòi hỏi những kỹ năng khác nhau, ở các cấp độ về cam kết khác nhau.  ĐẦU TIÊN LÀ NHẬN DIỆN CHO ĐÚNG  Hickey thừa nhận rằng việc phát triển các tiêu chí chọn lọc và có được một định nghĩa rõ ràng thế nào là “nhân viên có tiềm năng cao” là một thử thách “nhiêu khê”* mà các tổ chức phải dành nhiều công sức nếu muốn thành công.  Sau khi các tiêu chí được xác lập, đánh giá khách quan là việc quan trọng tiếp theo cần làm. Nghiên cứu cũng tổng kết gợi ý về ba yếu tố nhận diện nhân viên có tiềm năng cao:  Nguyện vọng: Nhân viên có thực sự muốn vươn lên một vị trí cao hơn và có thách thức lớn hơn không? Có phải tìm việc làm hiện nay đang rất khó khăn?

Khả năng: Nhân viên có sở hữu sẵn những năng lực cần thiết để đảm trách các vai trò dẫn dắt trong tương lai không?  Dấn thân: Có thể đánh giá bằng hai cách. Sự dấn thân hợp lý đòi hỏi nhân viên xem tổ chức như một nơi mà họ thực sự gắn bó và phát triển nghề nghiệp, còn sự dấn thân có cảm xúc thể hiện ở khía cạnh nhân viên tin tưởng tổ chức, những gì tổ chức đang theo đuổi và luôn muốn đứng dưới màu cờ sắc áo và sự phân công của tổ chức.  Hickey cho biết mô hình nghiên cứu này đã tích lũy dữ liệu trong mười năm qua để đi đến kết luận như vậy. Bà cũng cho biết yếu tố “tổ chức có thể tác động rõ ràng và nhanh chóng hơn” có ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác, giúp cho người sử dụng lao động luôn biết là có đến 55% nhân viên có tiềm năng cao đã rời bỏ các chương trình loại này, để hành động cho đúng cách.



TIẾP THEO LÀ HIỂU ĐƯỢC TỪNG CON NGƯỜI CỤ THỂ  việc tìm hiểu rõ những gì tạo động lực và định hướng cho các nhân viên có tiềm năng cao đã cho ra một kết quả cao hơn so với cách chỉ tập trung vào chính sách tiền lương. Các chương trình có nét đặc thù riêng đã phản ánh điều này. “Tìm ra chương trình phát triển đúng đắn là cách tạo sự dấn thân cho các nhân viên có tiềm năng cao vì họ đang cần chính điều đó”.  Cuối cùng, các tổ chức cần “thương thảo với nhân tài ” tiềm năng cao để làm rõ các kỳ vọng và tinh thần trách nhiệm trong tương lai còn xa của họ. Làm rõ những kỳ vọng cụ thể để có sự cam kết ngay từ đầu, trước khi quá trễ về sau…

Nguồn: Anphabe.com

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Làm CV phải tốt mới được để ý

Một trong những điều quan trọng giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi đi xin việc chính là cách viết CV.

Nhiều năm nay, CV thường được các ứng viên trình bày qua văn bản rồi gửi cho nhà tuyển dụng. Đó đã trở thành cách làm cổ điển cho các ứng viên khi đi xin việc. Thế nhưng hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, bạn có vô số sự lựa chọn để trình bày CV của mình một các hiệu quả, ấn tượng và không giống bất kì ai khác.

Hãy cùng chúng tôi ngắm nghía một số phong cách hướng dẫn viết CV  mới nổi ở các nước phương Tây nhé!

1. Infographic

Nếu bạn muốn hướng dẫn viết CV của mình đầy đủ chi tiết mà lại ấn tượng thì infographic là một lựa chọn không hề tồi. Những công cụ như visual.ly, easel.ly….rất phổ biến để làm infographic có đầy đủ thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc và những kĩ năng mà bạn cần có cho hướng viết CV.
2. Kể câu chuyện của bạn

Cách rất hay cho những ứng viên dùng hướng dẫn viết CV online. Storify là một web app cho phép bạn lấy thông tin từ bất kì website nào và thêm vào “câu chuyện” của bạn, lưu câu chuyện đó lại, và bạn có thể chia sẻ câu chuyện ấy cho cả thế giới.

3. Làm một bài thuyết trình kiểu mới

Prezi sẽ là cánh tay đắc lực giúp bạn làm hướng dẫn viết CV này. Không giống như Power Point, với Prezi bạn có thể sắp xếp mọi thứ trong bài thuyết trình trên một phông nền và sau đó zoom vào để có thể thấy được từng chi tiết. Hơn thế nữa, Prezi còn cho phép bạn làm video và ghi âm ngay trên cùng 1 phông nền đó, khiến bài giới thiệu của bạn như một trải nghiệm sống động với cả âm thanh, hình ảnh mà vân rất chi tiết.

4. Dùng timeline – một cách viết CV độc đáo.

Nếu bạn muốn trình bày hướng dẫn viết CV về cả một quá trình theo từng bước và từng bước đã diễn ra như thế nào để bạn có được ngày hôm nay thì việc dùng timeline là một ý tưởng không tồi. Với phần mềm Tiki Toki, bạn có thể dùng hình ảnh, văn bản hay video để diễn tả cả một quá trình bạn đã trải qua, người xem, tất nhiên, cũng như đang bước đi cùng bạn, nhờ vào timeline đó
Nguồn Anphabe

Làm nhân viên quan hệ khách hàng có thăng tiến được không?


Mình mới thi vào vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng (nhân viên tín dụng) của một ngân hàng nhưng không đạt. Ngân hàng này trả lời là mình còn thiếu một vài yếu tố, tuy nhiên họ lại đề nghị mình vào vị trí chuyên viên hỗ trợ tín dụng mà họ cũng đang cần. Mình rất thích công việc của 1 nhân viên tín dụng và tự tin rằng mình thích hợp với công việc này. Vậy mình nên chờ môt đợt thi của ngân hàng khác hay tạm chấp nhận vị trí mà mình được đế nghị? Nếu mình đồng ý làm chuyên viên hỗ trợ tín dụng thì có nhiều cơ hội để tiến lên làm nhân viên tín dụng không?
Nguồn Anphabe

Điện thoại là nỗi ám ảnh của telesales

Khi tôi hoàn thành xong khoá luận tốt nghiệp, cũng là thời điểm mẹ tôi nằm viện. Thời gian đó là thời gian tôi cảm thấy khủng hoảng, bế tắc và sợ hãi, có lúc còn thấy mình thật vô dụng. Cuối tháng ấy, tôi nộp hồ sơ và bắt đầu đi phỏng vấn. Sau đó, tôi lựa chọn công ty đầu tiên đồng ý tuyển dụng tôi chứ không phải là chờ cơ hội đến từ các công ty lớn mà tôi háo hức từ đầu.

Việc của tôi là telesales. Ngày đầu tiên, tôi được vào ngồi đọc một tập tài liệu về dịch vụ và một số kịch bản các tình huống thường gặp. Nhẹ cả người khi hôm nay không phải gọi điện, tôi đã thầm nghĩ như thế. Ngày xưa còn làm parttime, sợ nhất cầm điện thoại lên và gọi, gọi điện cho một công ty nào đó, rồi không biết làm cách nào để qua được vòng của cô lễ tân. Lúc ấy toàn né gọi điện, cố gắng tìm cách chat yahoo hoặc gửi mail cho khách hàng thôi.

Nhưng giờ tôi bắt đầu bởi những cuộc điện thoại thực sự….


Ngày thứ 2, tôi bắt đầu được giao điện thoại và bắt đầu những cuộc gọi đầu tiên. Nếu được hỏi cảm giác lúc đó là gì, thì có lẽ là sợ hãi.

Sợ khi bài chưa thuộc, sợ khi giá chưa thông, sợ khi bị khách hàng chửi là lừa đảo, ngay cả khi khách hàng từ chối một cách nhẹ nhàng lịch sự thì tôi vẫn thấy sợ. Khi đó, gọi điện cho khách hàng, chỉ mong họ đừng nghe máy. Khách hàng nào nghe máy rồi thì tôi chỉ tua được vài câu như đã học thuộc trước đó. Khách hàng nói gì tôi cũng không nghe thấy, chỉ vừa nghe vừa cầu nguyện cho họ dập máy nhanh nhanh chong chóng cho xong.

Ngày cuối của tuần ấy, may quá cũng có khách hàng quan tâm, chị bên cạnh thấy tôi nói gà quá nên giành máy để tư vấn hộ. Khách hàng đầu tiên quan tâm, tôi như chết đuối vớ được cọc, cứ sợ mất khách, sợ khách đổi ý, sợ khách thấy giá đắt quá không sử dụng nữa. Mấy hôm sau, khách hàng đổi ý thật, không đồng ý sử dụng dịch vụ nữa và tôi lại quay lại từ mốc số 0.

Làm việc được một tuần thì tôi bắt đầu có những khách hàng đầu tiên. Một anh chủ động liên hệ lại với tôi, còn một chị đang muốn liên hệ với bên công ty tôi thì tôi gọi cho chị. Hai hợp đồng ấy giá trị không lớn nhưng nó là sự động viên to lớn đến tôi trong những ngày tiếp theo. Tôi tự tin hơn khi nói chuyện với khách hàng, không còn run nữa, cách tư vấn cũng được trau chuốt kỹ hơn. Dần dần, tôi cũng có thêm nhiều khách hàng, nhiều mối quan hệ thân thiết mà duy trì đến tận bây giờ, khi tôi không còn làm việc tại vị trí đó nữa.

Vài tháng đầu, cũng có những ngày cảm xúc thăng hoa vì gặp những khách hàng thân thiện, nhiệt tình. Nhưng có những ngày thực sự thấy tồi tệ, bức bối vì những lời từ chối của khách hàng: “Chị không có nhu cầu đâu nhé”, “Không dùng đâu”, “Sao các em gọi lắm thế”,..

Nhiều khách hàng chỉ vừa nghe giới thiệu thôi đã chửi một hồi. Lúc đó, thực sự tôi cũng cảm thấy sốc và cả tủi thân nữa. Mọi người thấy vậy chỉ bảo: Chuyện bình thường mà em, rồi em cũng sẽ quen thôi.

Cũng có lúc tôi muốn từ bỏ tất cả. Đó là lần một khách hàng của tôi dùng tài khoản mới và đóng tiền mà tôi không biết. Việc này là tối kỵ của một nhân viên vì nó vừa ảnh hưởng đến doanh thu tháng, vừa thể hiện tôi không chăm sóc khách hàng kỹ hoặc tôi đã làm gì đó khiến khách hàng không hài lòng. Tôi nhớ lần đó gọi điện xác thực lại thông tin thì tôi chỉ nhận được câu trả lời hờ hững:

- Cái này anh cũng không biết em ạ, do anh làm việc tốt nên nhóm anh hỗ trợ thêm thôi.

- Thì cũng do em hỗ trợ anh không tốt, ưu đãi không nhiều như các bạn khác thôi.

Lúc đó thực sự tôi cảm thấy tủi thân vô cùng, mình làm việc chăm chỉ như thế, hỗ trợ khách hàng nhiệt tình như thế mà người ta lại chẳng hiểu cho mình. Lúc đó, tôi còn nản đến mức nghĩ mình từ bỏ, không làm việc với những khách hàng như thế này nữa. Nhưng từ bỏ thì sẽ lại thiếu nguồn thu, doanh thu tháng này rồi những tháng sau nữa lấy đâu ra đây. May mắn là mọi người trong nhóm cũng động viên nhiều: Thôi, khách hàng mỗi người một tính em ạ, mình làm sao chiều lòng hết được, hợp người này lại khiến phật ý người kia. Em nhớ về sau chú ý khách hàng này hơn, người ta hiểu mình thì cũng sẽ chẳng phụ mình đâu.

Về sau, khi thân với anh hơn thì tôi mới biết, hóa ra hồi đó anh không thích mấy cô nói giọng Bắc, vì giọng Bắc thấy khó tin lắm. Khi đã gây được lòng tin thì mọi thứ dễ dàng hơn, tôi lại cảm thấy yêu khách hàng và nghề của tôi hơn. Mỗi công việc đều dạy cho tôi nhiều thứ.

Tôi đã biết cách lắng nghe

Khi nói chuyện với khách hàng, tôi luôn lắng nghe từ những nhu cầu về dịch vụ đến những câu chuyện vu vơ đời thường của họ.

Anh kể cho tôi nghe, anh được sinh ra ở Hà Nội, sống đến năm 8 tuổi thì anh vào Sài Gòn, anh mới về Đà Nẵng từ năm 2007 thôi. Anh vẫn nói được chuẩn giọng Bắc vì mẹ anh là người Hà Nội và ở nhà anh vẫn nói chuyện với hai đứa em giọng Bắc.

Chị kể cho tôi chị có hai đứa con còn bé. Hàng ngày chị phải đưa chúng nó đi học rồi đón về nữa. Bao nhiêu là việc nên chị không dành nhiều thời gian đi làm được, chỉ có khách gọi thì chị chạy thêm thôi.

Tôi học được sự kiên nhẫn

Tôi kiên nhẫn nghe những bài chửi tưởng như bất tận của khách mà không được phép ngắt máy: “Đồ lừa đảo, tao kiện cả công ty chúng mày”, “Thế em là ai, tên gì, bao tuổi, chi nhánh nào, để chị gọi điện nói chuyện với sếp em”.

Tôi kiên nhẫn trong việc liên hệ lại với những khách hàng đã từng từ chối dịch vụ để họ đồng ý sử dụng dịch vụ, để chốt được hợp đồng giá trị cao hơn. Tôi ghi chú cẩn thận cả những ngày giờ khách hàng rảnh, anh này đi công tác bao giờ về, chị này lĩnh lương ngày bao nhiêu hàng tháng, tháng vừa rồi anh chị có chốt được căn nào không.

Tôi học được cả việc bảo vệ quan điểm của mình

Tôi bảo vệ những gì mà tôi cảm thấy đúng, chúng tôi đang làm tốt. Nhẹ nhàng ngắt lời khách hàng để nói vài câu giải thích, rồi gửi mail giải thích về hiểu nhầm của khách. Khi nghiệp vụ đã cứng, tôi không cho phép mình vẫn để trường hợp khách hàng có những hiểu nhầm không đáng có.

Gắn bó với công việc được gần 1 năm thì tôi nghỉ việc, để tìm kiếm cho mình những cơ hội mới tốt hơn. Có người từng nói với tôi rằng, hãy cẩn thận trong việc lựa chọn công việc đầu tiên khi ra trường, vì nó sẽ ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp cả đời của mình. Công việc này mang đến cho tôi những người bạn, những trải nghiệm quý giá và cả những cơ hội mới nữa. Đến bây giờ tôi vẫn chưa bao giờ cảm thấy hối hận vì đã chọn nó để bắt đầu con đường sự nghiệp.
Nguồn Anphabe

Mẹo hay khi đi phỏng vấn


1/ Các vấn đề tài chính

Nếu trong kinh nghiệm đi phỏng vấn, người tìm việc làm trình bày vì lý do tài chính mà bạn muốn có công việc này, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nó không thể giúp bạn việc này, mà còn thẳng thừng đưa ra quyết định gây tổn thương nữa. Có thể bạn sẽ rất tự hào kể về những chuyện bạn đã trải qua thế nào khi chưa có nguồn thu nhâp nhưng đó không phải vấn đề mà nhà tuyển dụng quan tâm. Khi bạn đề cập đến vấn đề này, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ lý do duy nhất bạn lựa chọn công việc là vì tiền.

2/ Những mối quan hệ

Nhiều người tìm việc làm sử dụng những câu chuyện cá nhân đạị loại thế này:”"Tôi chuyển đến ... với chồng tôi vào năm 2013 nhưng sau đó ông bị mất công việc của mình, và tôi đã một mình hỗ trợ tài chính của cả hai, và sau đó chúng tôi đã ly dị mùa hè năm ngoái sau khoảng thời gian tôi bị sa thải”-  để giải thích cho tình hình hiện tại và cần tìm kiếm một công việc.

Rất có thể bạn sẽ suy nghĩ khi kể câu chuyện “éo le” này ra sẽ nhận được sự đồng cảm từ nhà tuyển dụng, nhưng thật ra “đời không là mơ”, những nhà tuyển dụng như được mài dũa để trở thành những con người có trái tim sắt đá, họ sẽ chẳng mảy may quan tâm đến cuộc sống cá nhân của bạn, thậm chí họ còn cho rằng bạn đang làm mất thời gian của họ.
3/ Bệnh hoặc chấn thương

Nếu người tìm việc làm có khoảng thời gian phải nghỉ việc vì bệnh tật hoặc chấn thương, bạn không cần phải tiết lộ điều đó trong buổi phỏng vấn. Kinh nghiệm đi phỏng vấn cho bạn, có thể nói rằng bạn mất một năm nghỉ phép cá nhân hoặc một lý do nào đó liên quan đến đặc quyền của một nhân viên. Bạn không cần phải đi vào chi tiết về lý do tại sao bạn lại đau, bệnh, ốm như thế nào.

4/ Kế hoạch gia đình

Giả định, nhà tuyển dụng hỏi người tìm việc làm: Dự định sắp tới của bạn sau kết hôn là gì? Nếu vô tình bạn nói kế hoạch có baby trong năm nay hoặc năm tới thì coi như bạn đã được gạch tên khỏi danh sách của nhà tuyển dụng rồi. Nếu được, theo kinh nghiệm đi phỏng vấn, bạn đừng nên tiết lộ bất kỳ điều gì liên quan đến kế hoạch gia hay tình trạng hôn nhân hiện tại của bạn trừ khi bạn muốn.

5/ Tránh những điều không nên nói

Bạn cũng biết những nhà tuyển dụng cao tay là như thế nào, họ biết cách làm mọi thứ trở nên “nhẹ nhàng” để bạn nói ra những điều mà bạn nghĩ sẽ “sống để bụng chết mang theo”. Ví dụ như khi được hỏi về lý do bạn rời bỏ công việc cũ, như “một lực hấp dẫn” bạn sẽ nói ra hết những bức xúc của mình. Để tránh bị dính “bùa” này của nhà tuyển dụng, kinh nghiệm đi phỏng vấn cho bạn đó là luôn luyện một tinh thân thép và tránh nói ra điều gì mà bạn nghĩ là mình không nên làm thế.

6/ Tôn giáo

Trừ khi có một lý do thật sự đặc biệt nào đó thì bạn mới kể về tôn giáo của mình, còn nếu nhà tuyển dụng không đề cập đến vấn đề này thì tốt hơn bạn không nên nói chuyện này ngay trong buổi phỏng vấn.
7/ Quan điểm chính trị

Tôn giáo và chính trị là hai chủ đề chúng ta thường được nhắc đến trong môi trường công sở, nhưng không bao gồm một cuộc phỏng vấn.

8/ Khiếu nại về sếp cũ

Nếu bạn quên thì kinh nghiệm đi phỏng vấn sẽ gợi ý lại một lần nữa cho bạn: “Chống chỉ định” chê bai, coi thường, chỉ trích, châm biếm hoặc bôi nhọ bất kỳ sếp cũ hay công ty làm việc cũ.

9/ Làm thế nào để dừng lại “Ậm...ừ…” khi đi phỏng vấn

Khi đi phỏng vấn, căng thẳng và lo lắng là điều khó tránh khỏi, nhưng kinh nghiệm đi phỏng vấn là tốt hơn hết là đừng thể hiện điều này trước mặt nhà tuyển dụng. Trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn cần tìm một nơi yên tĩnh để chuẩn bị tinh thần, cũng như lên một số câu hỏi giả định để tập trả lời.

Hãy tưởng tượng buổi phỏng vấn như một cuộc trao đổi nhẹ nhàng, hai bên thấy hợp thì bắt tay trao đổi. Bạn cảm thấy nhẹ nhàng và bót gánh nặng căng thẳng thì nhà tuyển dụng cũng trở nên thoải mái và dễ dàng với bạn hơn.

Một mẹo trong kinh nghiệm đi phỏng vấn nữa đó là trước khi đến phòng phỏng vấn, người tìm việc làm có thể chạy lên và xuống cầu thang ba hoặc bốn lần để giữ bình tĩnh.
Nguồn Anphabe