1/ Các vấn đề tài chính
Nếu trong kinh nghiệm đi phỏng vấn, người tìm việc làm trình bày vì lý do tài chính mà bạn muốn có công việc này, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nó không thể giúp bạn việc này, mà còn thẳng thừng đưa ra quyết định gây tổn thương nữa. Có thể bạn sẽ rất tự hào kể về những chuyện bạn đã trải qua thế nào khi chưa có nguồn thu nhâp nhưng đó không phải vấn đề mà nhà tuyển dụng quan tâm. Khi bạn đề cập đến vấn đề này, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ lý do duy nhất bạn lựa chọn công việc là vì tiền.
2/ Những mối quan hệ
Nhiều người tìm việc làm sử dụng những câu chuyện cá nhân đạị loại thế này:”"Tôi chuyển đến ... với chồng tôi vào năm 2013 nhưng sau đó ông bị mất công việc của mình, và tôi đã một mình hỗ trợ tài chính của cả hai, và sau đó chúng tôi đã ly dị mùa hè năm ngoái sau khoảng thời gian tôi bị sa thải”- để giải thích cho tình hình hiện tại và cần tìm kiếm một công việc.
Rất có thể bạn sẽ suy nghĩ khi kể câu chuyện “éo le” này ra sẽ nhận được sự đồng cảm từ nhà tuyển dụng, nhưng thật ra “đời không là mơ”, những nhà tuyển dụng như được mài dũa để trở thành những con người có trái tim sắt đá, họ sẽ chẳng mảy may quan tâm đến cuộc sống cá nhân của bạn, thậm chí họ còn cho rằng bạn đang làm mất thời gian của họ.
3/ Bệnh hoặc chấn thương
Nếu người tìm việc làm có khoảng thời gian phải nghỉ việc vì bệnh tật hoặc chấn thương, bạn không cần phải tiết lộ điều đó trong buổi phỏng vấn. Kinh nghiệm đi phỏng vấn cho bạn, có thể nói rằng bạn mất một năm nghỉ phép cá nhân hoặc một lý do nào đó liên quan đến đặc quyền của một nhân viên. Bạn không cần phải đi vào chi tiết về lý do tại sao bạn lại đau, bệnh, ốm như thế nào.
4/ Kế hoạch gia đình
Giả định, nhà tuyển dụng hỏi người tìm việc làm: Dự định sắp tới của bạn sau kết hôn là gì? Nếu vô tình bạn nói kế hoạch có baby trong năm nay hoặc năm tới thì coi như bạn đã được gạch tên khỏi danh sách của nhà tuyển dụng rồi. Nếu được, theo kinh nghiệm đi phỏng vấn, bạn đừng nên tiết lộ bất kỳ điều gì liên quan đến kế hoạch gia hay tình trạng hôn nhân hiện tại của bạn trừ khi bạn muốn.
5/ Tránh những điều không nên nói
Bạn cũng biết những nhà tuyển dụng cao tay là như thế nào, họ biết cách làm mọi thứ trở nên “nhẹ nhàng” để bạn nói ra những điều mà bạn nghĩ sẽ “sống để bụng chết mang theo”. Ví dụ như khi được hỏi về lý do bạn rời bỏ công việc cũ, như “một lực hấp dẫn” bạn sẽ nói ra hết những bức xúc của mình. Để tránh bị dính “bùa” này của nhà tuyển dụng, kinh nghiệm đi phỏng vấn cho bạn đó là luôn luyện một tinh thân thép và tránh nói ra điều gì mà bạn nghĩ là mình không nên làm thế.
6/ Tôn giáo
Trừ khi có một lý do thật sự đặc biệt nào đó thì bạn mới kể về tôn giáo của mình, còn nếu nhà tuyển dụng không đề cập đến vấn đề này thì tốt hơn bạn không nên nói chuyện này ngay trong buổi phỏng vấn.
7/ Quan điểm chính trị
Tôn giáo và chính trị là hai chủ đề chúng ta thường được nhắc đến trong môi trường công sở, nhưng không bao gồm một cuộc phỏng vấn.
8/ Khiếu nại về sếp cũ
Nếu bạn quên thì kinh nghiệm đi phỏng vấn sẽ gợi ý lại một lần nữa cho bạn: “Chống chỉ định” chê bai, coi thường, chỉ trích, châm biếm hoặc bôi nhọ bất kỳ sếp cũ hay công ty làm việc cũ.
9/ Làm thế nào để dừng lại “Ậm...ừ…” khi đi phỏng vấn
Khi đi phỏng vấn, căng thẳng và lo lắng là điều khó tránh khỏi, nhưng kinh nghiệm đi phỏng vấn là tốt hơn hết là đừng thể hiện điều này trước mặt nhà tuyển dụng. Trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn cần tìm một nơi yên tĩnh để chuẩn bị tinh thần, cũng như lên một số câu hỏi giả định để tập trả lời.
Hãy tưởng tượng buổi phỏng vấn như một cuộc trao đổi nhẹ nhàng, hai bên thấy hợp thì bắt tay trao đổi. Bạn cảm thấy nhẹ nhàng và bót gánh nặng căng thẳng thì nhà tuyển dụng cũng trở nên thoải mái và dễ dàng với bạn hơn.
Một mẹo trong kinh nghiệm đi phỏng vấn nữa đó là trước khi đến phòng phỏng vấn, người tìm việc làm có thể chạy lên và xuống cầu thang ba hoặc bốn lần để giữ bình tĩnh.
Nguồn Anphabe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét