Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Vì sao nhân viên cứ thích đi trễ


Tôi làm trưởng phòng IT của công ty, nhân viên dưới quyền có 5 người. Một trong các nhân viên chúng tôi headhunt về gần đây làm việc rất tốt, cư xử hòa nhập cũng khá, tuy nhiên mắc bệnh đi trễ kinh niên.

Tôi đã nhắc nhở qua mail cá nhân, thậm chí nói miệng nhưng tình hình thì không có gì thay đổi. Cụ thể trong tháng vừa rồi cậu ta đã trễ 16 lần, mỗi lần từ 5-10 phút, có 5 lần đi trễ hơn 10 phút.

Sếp tôi (chủ công ty) cũng nhiều lần lên tiếng với tôi để ý thái độ của cậu ta. Vì chứng đi trễ này mà đôi khi sếp tôi cần hỏi nhân viên vào sáng sớm mà tôi thì chả biết cậu ta sẽ xuất hiện lúc mấy giờ. Chưa kể thứ hai đầu tuần chúng tôi họp giao ban vào sáng sớm với team Ops nhưng cậu ta vẫn đi trễ.

Chúng tôi có cân nhắc đuổi việc cậu ta, nhưng hiện với vị trí đó cũng mất khoảng 2, 3 tháng headhunt  chúng tôi mới có thể tìm người thay thế. Các bạn có kinh nghiệm quản lý xin cho tôi vài lời khuyên.

Cảm ơn các bạn.

12 điều không được phép nói ở công ty

Bạn không thể gây dựng được các mối quan hệ công việc tốt nếu không cởi mở với đồng nghiệp. Tuy nhiên, cởi mở chia sẻ cũng cần phải khéo léo. Bởi lẽ, việc tiết lộ những điều không nên có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn.


Dưới đây là 12 điều không nên tiết lộ tại nơi làm việc theo kết quả khảo sát của TalentSmart được đăng tải trên trang Business Insider:

1. Bạn ghét công việc của mình

Chẳng ai muốn nghe bạn than vãn rằng bạn ghét công việc của mình như thế nào. Điều đó cho thấy bạn là người tiêu cực, không phải một thành viên tốt của nhóm và sẽ làm giảm tinh thần.

Sếp sẽ rất nhanh nhạy trong việc tìm ra ai là thủ phạm khiến tinh thần đi xuống và cũng biết rằng luôn có các ứng viên đầy nhiệt huyết đang chờ đợi bên ngoài.

2. Bạn cho rằng một người nào đó không đủ năng lực

Tại công sở luôn có những người năng lực yếu và thông thường mọi người đều biết đó là ai. Nếu bạn không thể giúp họ cải thiện hay không có quyền sa thải họ, bạn cũng chả được gì khi “buôn dưa lê” về sự yếu kém của họ.

Việc bô bô về sự yếu kém của đồng nghiệp khiến cho hình ảnh của bạn xấu đi. Điều này cũng sẽ khiến bạn bị ám ảnh về những nhận xét tiêu cực của đồng nghiệp về mình.

3. Số tiền mà bạn kiếm được
Bố mẹ có thể muốn nghe về việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng. Nhưng việc chia sẻ điều đó ở nơi công sở chỉ gây ra phiền phức. Việc trả lương cho nhân viên không bao giờ công bằng tuyệt đối. Vì vậy, việc bạn tiết lộ mức lương của mình cho đồng nghiệp sẽ khiến họ so sánh.

Ngay khi mọi người biết về lương của bạn, mọi thứ bạn làm đều bị đem ra cân đo đong đếm với mức thu nhập đó. Việc "buôn dưa lê" chuyện lương lậu với đồng nghiệp cũng khá thú vị nhưng ngay sau khi làm vậy, bạn và anh/chị ta sẽ còn đi cùng đường nữa.

4. Chia sẻ về quan điểm chính trị, tôn giáo

Quan điểm về chính trị và tôn giáo của một người thường gắn liền với cái tôi của họ vì vậy, không nên đem điều đó ra bàn luận tại nơi làm việc. Việc phản đối quan điểm chính trị, tôn giáo của người khác có thể nhanh chóng khiến họ thay đổi nhận thức về bạn.

Phản đối giá trị cốt lõi của người khác là một trong những điều xúc phạm nhất. Mỗi người cảm nhận về các tôn giáo và có quan điểm chính trị khác nhau. Do đó, việc khăng khăng cho rằng các giá trị của bạn là đúng có thể khiến người khác thấy khó chịu. Thậm chí, tranh luận về các sự kiện nóng trên thế giới với quan điểm quá mạnh mẽ có thể cũng dẫn tới xung đột.

Con người sống với các lý tưởng và niềm tin của riêng mình và bạn không nên xem thường điều đó. Hãy luôn sẵn sàng lắng nghe về quan điểm và tín ngưỡng của người khác và đừng kết luận theo quan điểm của bạn. Quan điểm về chính trị và tín ngưỡng tôn giáo là thứ ăn sâu trong mỗi người. Việc phản đối sẽ chỉ khiến bạn bị đánh giá chứ không thể làm thay đổi quan điểm của họ.

5. Chia sẻ mọi thứ mình làm trên Facebook

Chẳng ông chủ nào muốn khi đăng nhập Facebook lại thấy những tấm hình tụ tập chè chén của bạn. Có rất nhiều cách khiến bạn trở nên xấu xí trên Facebook và để lại ấn tượng tồi tệ. Đó có thể là trang phục, người đi cùng hay thậm chí bình luận của bạn bè của bạn. Những điều nhỏ này có thể để lại ấn tượng xấu đối với sếp hay đồng nghiệp khi muốn giao cho bạn trọng trách hoặc thăng chức.

Đừng tự gây phiền phức khi chia sẻ chúng lên mạng xã hội. Hãy dùng LinkedIn là mạng “xã hội” trong công việc và Facebook cho những người khác.

6. Chia sẻ chuyện giường chiếu
Chuyện giường chiếu của bạn chả liên quan gì tới thế giới và không phải là điều nên được nói ở công sở. Những bình luận liên quan tới vấn đề đó có thể khiến một số người cười khoái trá nhưng lại khiến nhiều người khác thấy thiếu thoải mái hay thậm chí cảm thấy bị xúc phạm. Những chuyện riêng tư này sẽ ngay lập tức làm xấu hình ảnh của bạn.

7. Suy nghĩ của bạn về chuyện giường chiếu của người khác

Có tới 111% đồng nghiệp không muốn biết suy nghĩ của bạn về chuyện giường chiếu của người khác. Chắc chắn không có gì đáng sợ bằng việc một người biết được bạn nghĩ gì về chuyện phòng the của họ. Những suy nghĩ đó là của riêng bạn và hãy chỉ giữ chúng cho riêng mình.

8. Bạn chẳng quan tâm tới việc của người khác

Việc khăng khăng với đam mê trong công việc của bạn, vốn xung đột trực tiếp với lợi ích của người khác, sẽ bị coi là ích kỷ và thờ ơ với đồng nghiệp cũng như công ty.

Những nhân viên xuất sắc luôn muốn cả nhóm thành công chứ không chỉ riêng mình. Bất chấp động lực thực tế của bạn là gì (một số thường chỉ làm việc vì tiền), việc công bố những mục tiêu ích kỷ sẽ không bao giờ giúp bạn đạt được nó.

9. Chia sẻ về thời đại học thác loạn
Quá khứ có thể nói lên nhiều điều về bạn. Việc bạn làm điều gì đó kỳ quặc hoặc ngu xuẩn 20 năm trước sẽ khiến mọi người không tin vào những cải thiện của bạn ngày nay.

Một số hành vi điển hình thời đại học (say xỉn, trộm vặt, lái xe khi say xỉn, lạm dụng người khác…) sẽ khiến đồng nghiệp có đánh giá không tốt về bạn. Vì vậy, hãy giữ quá khứ “huy hoàng” cho riêng mình.

10. Bạn đã say xỉn tới mức nào


Nếu bạn cho rằng chia sẻ về việc bạn đã say xỉn tới mức nào trong cuối tuần vừa rồi không ảnh hưởng gì tới hình ảnh tại công sở, thì bạn đã nhầm.

Điều này không hề khiến người khác nghĩ rằng bạn hài hước. Thay vào đó, họ sẽ cho rằng bạn là người khó đoán, thiếu chín chắn và thiếu óc suy xét. Rất nhiều người có cái nhìn tiêu cực về thuốc phiện và rượu, vì vậy đừng dại chia sẻ việc bạn thích thưởng thức chúng như thế nào.

11. Nói đùa quá trớn

Hãy cẩn trọng với những gì bạn nói và những người bạn ám chỉ tới. Những câu đùa xúc phạm sẽ khiến người khác cảm thấy khinh khủng và khiến bạn trở nên vô cùng tệ hại. Điều này cũng tương tự với việc đùa nhạt.

Khi muốn đùa với ai, hãy cân nhắc sự phù hợp của nó với mức độ thân thiết của bạn với người đó. Nếu cảm thấy rằng họ có thể bị tổn thương vì câu đùa của bạn thì tốt nhất đừng nói ra.

12. Bạn đang tìm việc

Chia sẻ rằng bạn đang tìm việc cũng gây ra hậu quả tương tự như đùa quá trớn. Khi tiết lộ rằng mình đang chuẩn bị nghỉ việc, đột nhiên bạn sẽ trở thành kẻ gây lãng phí thời gian của người khác. Cũng có thể bạn sẽ không tìm được việc mới, vì vậy tốt nhất nên đợi đến khi tìm được rồi mới chia sẻ với mọi người.
Nguồn Anphabe

Đừng chia sẻ điều này với đồng nghiệp

Bạn không thể gây dựng được các mối quan hệ công việc tốt nếu không cởi mở với đồng nghiệp. Tuy nhiên, cởi mở chia sẻ cũng cần phải khéo léo. Bởi lẽ, việc tiết lộ những điều không nên có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn.


Dưới đây là 12 điều không nên tiết lộ tại nơi làm việc theo kết quả khảo sát của TalentSmart được đăng tải trên trang Business Insider:

1. Bạn ghét công việc của mình

Chẳng ai muốn nghe bạn than vãn rằng bạn ghét công việc của mình như thế nào. Điều đó cho thấy bạn là người tiêu cực, không phải một thành viên tốt của nhóm và sẽ làm giảm tinh thần.

Sếp sẽ rất nhanh nhạy trong việc tìm ra ai là thủ phạm khiến tinh thần đi xuống và cũng biết rằng luôn có các ứng viên đầy nhiệt huyết đang chờ đợi bên ngoài.

2. Bạn cho rằng một người nào đó không đủ năng lực

Tại công sở luôn có những người năng lực yếu và thông thường mọi người đều biết đó là ai. Nếu bạn không thể giúp họ cải thiện hay không có quyền sa thải họ, bạn cũng chả được gì khi “buôn dưa lê” về sự yếu kém của họ.

Việc bô bô về sự yếu kém của đồng nghiệp khiến cho hình ảnh của bạn xấu đi. Điều này cũng sẽ khiến bạn bị ám ảnh về những nhận xét tiêu cực của đồng nghiệp về mình.

3. Số tiền mà bạn kiếm được
Bố mẹ có thể muốn nghe về việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng. Nhưng việc chia sẻ điều đó ở nơi công sở chỉ gây ra phiền phức. Việc trả lương cho nhân viên không bao giờ công bằng tuyệt đối. Vì vậy, việc bạn tiết lộ mức lương của mình cho đồng nghiệp sẽ khiến họ so sánh.

Ngay khi mọi người biết về lương của bạn, mọi thứ bạn làm đều bị đem ra cân đo đong đếm với mức thu nhập đó. Việc "buôn dưa lê" chuyện lương lậu với đồng nghiệp cũng khá thú vị nhưng ngay sau khi làm vậy, bạn và anh/chị ta sẽ còn đi cùng đường nữa.

4. Chia sẻ về quan điểm chính trị, tôn giáo

Quan điểm về chính trị và tôn giáo của một người thường gắn liền với cái tôi của họ vì vậy, không nên đem điều đó ra bàn luận tại nơi làm việc. Việc phản đối quan điểm chính trị, tôn giáo của người khác có thể nhanh chóng khiến họ thay đổi nhận thức về bạn.

Phản đối giá trị cốt lõi của người khác là một trong những điều xúc phạm nhất. Mỗi người cảm nhận về các tôn giáo và có quan điểm chính trị khác nhau. Do đó, việc khăng khăng cho rằng các giá trị của bạn là đúng có thể khiến người khác thấy khó chịu. Thậm chí, tranh luận về các sự kiện nóng trên thế giới với quan điểm quá mạnh mẽ có thể cũng dẫn tới xung đột.

Con người sống với các lý tưởng và niềm tin của riêng mình và bạn không nên xem thường điều đó. Hãy luôn sẵn sàng lắng nghe về quan điểm và tín ngưỡng của người khác và đừng kết luận theo quan điểm của bạn. Quan điểm về chính trị và tín ngưỡng tôn giáo là thứ ăn sâu trong mỗi người. Việc phản đối sẽ chỉ khiến bạn bị đánh giá chứ không thể làm thay đổi quan điểm của họ.

5. Chia sẻ mọi thứ mình làm trên Facebook

Chẳng ông chủ nào muốn khi đăng nhập Facebook lại thấy những tấm hình tụ tập chè chén của bạn. Có rất nhiều cách khiến bạn trở nên xấu xí trên Facebook và để lại ấn tượng tồi tệ. Đó có thể là trang phục, người đi cùng hay thậm chí bình luận của bạn bè của bạn. Những điều nhỏ này có thể để lại ấn tượng xấu đối với sếp hay đồng nghiệp khi muốn giao cho bạn trọng trách hoặc thăng chức.

Đừng tự gây phiền phức khi chia sẻ chúng lên mạng xã hội. Hãy dùng LinkedIn là mạng “xã hội” trong công việc và Facebook cho những người khác.

6. Chia sẻ chuyện giường chiếu
Chuyện giường chiếu của bạn chả liên quan gì tới thế giới và không phải là điều nên được nói ở công sở. Những bình luận liên quan tới vấn đề đó có thể khiến một số người cười khoái trá nhưng lại khiến nhiều người khác thấy thiếu thoải mái hay thậm chí cảm thấy bị xúc phạm. Những chuyện riêng tư này sẽ ngay lập tức làm xấu hình ảnh của bạn.

7. Suy nghĩ của bạn về chuyện giường chiếu của người khác

Có tới 111% đồng nghiệp không muốn biết suy nghĩ của bạn về chuyện giường chiếu của người khác. Chắc chắn không có gì đáng sợ bằng việc một người biết được bạn nghĩ gì về chuyện phòng the của họ. Những suy nghĩ đó là của riêng bạn và hãy chỉ giữ chúng cho riêng mình.

8. Bạn chẳng quan tâm tới việc của người khác

Việc khăng khăng với đam mê trong công việc của bạn, vốn xung đột trực tiếp với lợi ích của người khác, sẽ bị coi là ích kỷ và thờ ơ với đồng nghiệp cũng như công ty.

Những nhân viên xuất sắc luôn muốn cả nhóm thành công chứ không chỉ riêng mình. Bất chấp động lực thực tế của bạn là gì (một số thường chỉ làm việc vì tiền), việc công bố những mục tiêu ích kỷ sẽ không bao giờ giúp bạn đạt được nó.

9. Chia sẻ về thời đại học thác loạn
Quá khứ có thể nói lên nhiều điều về bạn. Việc bạn làm điều gì đó kỳ quặc hoặc ngu xuẩn 20 năm trước sẽ khiến mọi người không tin vào những cải thiện của bạn ngày nay.

Một số hành vi điển hình thời đại học (say xỉn, trộm vặt, lái xe khi say xỉn, lạm dụng người khác…) sẽ khiến đồng nghiệp có đánh giá không tốt về bạn. Vì vậy, hãy giữ quá khứ “huy hoàng” cho riêng mình.

10. Bạn đã say xỉn tới mức nào
Nếu bạn cho rằng chia sẻ về việc bạn đã say xỉn tới mức nào trong cuối tuần vừa rồi không ảnh hưởng gì tới hình ảnh tại công sở, thì bạn đã nhầm.

Điều này không hề khiến người khác nghĩ rằng bạn hài hước. Thay vào đó, họ sẽ cho rằng bạn là người khó đoán, thiếu chín chắn và thiếu óc suy xét. Rất nhiều người có cái nhìn tiêu cực về thuốc phiện và rượu, vì vậy đừng dại chia sẻ việc bạn thích thưởng thức chúng như thế nào.

11. Nói đùa quá trớn

Hãy cẩn trọng với những gì bạn nói và những người bạn ám chỉ tới. Những câu đùa xúc phạm sẽ khiến người khác cảm thấy khinh khủng và khiến bạn trở nên vô cùng tệ hại. Điều này cũng tương tự với việc đùa nhạt.

Khi muốn đùa với ai, hãy cân nhắc sự phù hợp của nó với mức độ thân thiết của bạn với người đó. Nếu cảm thấy rằng họ có thể bị tổn thương vì câu đùa của bạn thì tốt nhất đừng nói ra.

12. Bạn đang tìm việc

Chia sẻ rằng bạn đang tìm việc cũng gây ra hậu quả tương tự như đùa quá trớn. Khi tiết lộ rằng mình đang chuẩn bị nghỉ việc, đột nhiên bạn sẽ trở thành kẻ gây lãng phí thời gian của người khác. Cũng có thể bạn sẽ không tìm được việc mới, vì vậy tốt nhất nên đợi đến khi tìm được rồi mới chia sẻ với mọi người.
Nguồn Anphabe.

Kinh nghiệm gì về nghề BA muốn chia sẻ cùng mọi người

Khi nhắc đến lĩnh vực công nghệ thông tin/phần mềm, mọi người thường nghĩ đến các lập trình viên/coder. Tuy nhiên còn có một vị trí quan trọng khác mà ít người biết đến là BA – Business Analyst. BA là một nghề còn khá mới tại Việt Nam và đang thiếu hụt nhân sự. Ở các nước công nghệ thông tin phát triển như Mỹ, Nhật, Úc.. hiện tại cũng đang cần một lực lượng lớn nhân sự cho lĩnh vực này.
Để biết được công việc cụ thể của một BA là gì; kiến thức, kỹ năng cần có; background phù hợp; các bước thăng tiến nghề nghiệp và mức lương tương ứng với từng vị trí, hãy cùng đọc bài phòng vấn của bạn Hiep Nguyen - Anphabe Community Moderator và anh Trần Minh Phụng – C.E.O của BAC  để biết thêm về công việc này.

1/ Chào anh, anh có thể giới thiệu về công việc của một Information and Communication Technology Business Analyst (ICT BA) được không ạ? Vai trò của ICT BA trong một doanh nghiệp như thế nào? Sản phẩm cụ thể mà một ICT BA làm ra là gì?
TRẢ LỜI: Giới thiệu về ICT BA
• Business Analyst (BA)  hay Information and Communication Technology Business Analyst (ICT BA) là chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm và truyền thông  làm việc với nhiều người dùng để xây dựng yêu cầu hệ thống, lập kế hoạch phát triển hệ thống, làm tài liệu hướng dẫn, xem xét và đánh giá hệ thống hiện tại, thiết kế và hiệu chỉnh hệ thống để đáp ứng nghiệp vụ của người sử dụng.
• ICT BA sử dụng kỹ thuật mô hình hoá dữ liệu và quy trình để tạo một cái nhìn rõ ràng hơn về hệ thống cho việc thiết kế và phát triển phần mềm hệ thống.
• Một ICT BA sẽ có các kỹ năng và kiến thức để có thể phân tích nghiệp vụ trong môi trường công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông, như là chuyên gia CNTT và truyền thông độc lập hay là một trưởng nhóm.
Vai trò của ICT BA trong một doanh nghiệp
• Khi bạn là một ICT BA, bạn sẽ có được thẩm quyền phân tích, xác định và phối hợp CNTT và truyền thông có liên quan đến nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức, đồng thời giúp tổ chức xác định được mình cần thay đổi những gì để cải tiến quy trình nghiệp vụ.
Sản phẩm cụ thể của một ICT BA:
• Quy trình nghiệp vụ đã được mô hình hoá.
• Giải pháp cho hệ thống cũ hoặc mới.
 2/ Anh có thể cho ví dụ về một case cụ thể về công việc mà anh đã từng làm được không?
TRẢ LỜI: Với vai trò là một ICT BA, những công việc bao gồm:
- Làm việc với các người dùng cuối (End-user) để xây dựng và tài liệu hoá yêu cầu nghiệp vụ.
- Xác định, khảo sát và phân tích quy trình, thủ tục nghiệp vụ và phương thức làm việc.
- Xác định, đánh giá sự thiếu hiệu quả, từ đó đề xuất những phương thức nghiệp vụ tối ưu, chức năng hệ thống và hành vi.
-  Sử dụng các phương pháp quản lý dự án, nguyên tắc và kỹ thuật để phát triển kế hoạch dự án cùng chi phí, nguồn lực và quản lý dự án.
- Chịu trách nhiệm triển khai các giải pháp chức năng, chẳng hạn như tạo, áp dụng, và thực hiện kế hoạch kiểm thử hệ thống, đảm bảo chất lượng và tính toàn vẹn của hệ thống.
- Tạo tài liệu đào tạo người dùng và tiến hành những khoá đào tạo chính quy.
- Phát triển việc đặc tả chức năng cho các nhà phát triển hệ thống.
- Sử dụng những kỹ thuật mô hình hoá dữ liệu và quy trình để tạo ra những đặc trưng hệ thống rõ ràng cho việc thiết kế và phát triển phần mềm hệ thống.
- Cung cấp tư vấn chính xác về vấn đề kỹ thuật và các giải pháp hỗ trợ với những đặc trưng yêu cầu nghiệp vụ cho giải pháp mới hoặc hiện tại.
 3/ ICT BA nằm ở vị trí nào trong ngành IT?
TRẢ LỜI: Vị trí của một ICT BA trong ngành CNTT được sự phối hợp à hỗ trơ của chuyên viên phân tích hệ thống (SA – System Analyst) . Cả hai cũng đều là phân tích, thiết kế hệ thống thông tin, đều đánh giá sự phù hợp của hệ thống thông tin với yêu cầu, giữ liên lạc với người sử dụng, những người phát triển hệ thống và lập trình viên để có được kết quả đầu ra tốt, có những giải pháp góp phần vào cải tiến quy trình nghiệp vụ. Tuy nhiên, một ICT BA thì họ không lấn sâu quá về kỹ thuật, trong khi SA thì thường phải viết mã giả, xem xét các mã chương trình và thậm chí có thể sửa đổi một vài nội dung ở một mức độ nào đó.
4/ Background nào phù hợp để trở thành một ICT Business Analyst? Những kỹ năng nào cần cần thiết đối với một ICT BA?
TRẢ LỜI: Background phù hợp để trở thành một ICT Business Analyst?” Có hiểu biết và ham học hỏi về CNTT kèm theo 1 số kỹ năng như bên dưới:
Kỹ năng:
• Khả năng khái quát hoá và suy nghĩ sáng tạo.
• Có kỹ năng giao tiếp tốt – nói chuyện với người dùng về những gì họ muốn từ hệ thống, hiểu được nhu cầu của người dùng, cách tiếp cận kết quả nghiệp vụ và có thể trình bày rõ được ý tưởng của mình.
• Kỹ năng viết – cho ra những báo cáo cho người quản lý, phát triển phần mềm,…
• Kỹ năng làm việc nhóm – làm việc với ICT team như người phát triển phần mềm, người thiết kế web,…
• Kỹ năng giải quyết vấn đề - Có phương pháp hợp lý để giải quyết vấn đề.
• Kỹ năng đàm phán và quản lý khách hàng hiệu quả.
• Chú ý chi tiết – có nhiều vấn đề cần phải tỉ mỉ đến từng chi tiết.
5/ Để trở thành một ICT BA, cần phải học những chuyên ngành nào? Những kiến thức cần thiết để hỗ trợ cho công việc?
TRẢ LỜI: Để trở thành một ICT BA, cần phải hoàn thành một mức độ với chuyên ngành hệ thống thông tin kinh tế, khoa học máy tính hoặc công nghệ phần mềm.
- Kiến thức:
• Có kiến thức về kỹ thuật – có thể áp dụng tất cả những kỹ thuật phân tích hệ thống để giải quyết vấn đề nghiệp vụ.
• Kiến thức về ứng dụng phần cứng/phần mềm – có thể hiểu được những thuật ngữ về mặt kỹ thuật.
• Hiểu rõ về nghiệp vụ lẫn ICT – hiểu được vấn đề nghiệp vụ đang được giải quyết và có thể sử dụng giải pháp ICT tốt nhất.
• Kỹ năng quản lý dự án – phối hợp hoạt động của tất cả những người liên quan đến dự án.
6/ Các bước thăng tiến trong ngành này, gọi tắt là career road map? Ở từng vị trí, từng level thì công việc cụ thể sẽ như thế nào? Mức thu nhập tương ứng?
TRẢ LỜI: Cái này tham khảo thôi nhé:
-  Career Road map
• Foundational ICT BA (nền tảng)
• Intermediate ICT BA (Trung cấp)
• Adept ICT BA (chuyên nghiệp)
- Công việc cụ thể ở từng level:
• Foundational ICT BA (nền tảng): các công việc liên quan đến đọc hiểu (ví dụ hiểu được nghiệp vụ tài chính), làm việc nhóm với các thành viên nhóm ICT và người dùng.
• Intermediate ICT BA (Trung cấp): có lượng công việc nhiều nhất, đa phần là làm hầu hết tất cả công việc thường ngày của một ICT BA.
• Adept ICT BA (chuyên nghiệp): Các công việc liên quan đến “Giao tiếp hiệu quả” với người dùng và với thành viên nhóm ICT, công việc liên quan đến quản lý.
- Mức thu nhập tương ứng
• Tại Úc, Lương kì vọng của 1 ICT BA là $1,500 – $1,999 mỗi tuần ($78,000 – $103,999 mỗi năm), tuỳ thuộc vào tổ chức và mức kinh nghiệm bản thân. Nếu 1 ICT BA biết phát triển kỹ năng của họ thì tiềm năng lương tăng dần là chuyện thường.
• Tại Mỹ:http://www.payscale.com/research/US/Job=Business_Analyst,_IT/Salary
• Thông tin tham khảo thêm:http://bacs.vn/vi/blog/nghe-nghiep/noi-soi-nghe-ba-muc-luong-va-vai-tro-...
7/ Được biết ICT BA là một ngành còn khá mới mẻ tại Việt Nam, để bắt đầu một công việc này thì các bạn trẻ nên bắt đầu từ đâu?
TRẢ LỜI:
- Đánh giá lại kiến thức và kinh nghiệm hiện tại của bản thân.
- Xác định rõ mục tiêu của mình.
- Chọn nơi đào tạo thích hợp cho hướng đi của mình hoặc tự tổ chức các nhóm nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về ngành cũng như bổ sung kiến thức chuyên môn.- Học hỏi về BA thông qua kinh nghiệm là một trong những cách hiệu quả nhất để xây dựng sự tự tin vào khả năng của mình.
- Có được chứng chỉ về nghiệp vụ.Ví dụ khi bạn có được một chứng chỉ nào đó (chỉ là một trong nhiều yếu tố) có thể giúp thuyết phục nhà tuyển dụng tiềm năng mà bạn có, các kỹ năng và kiến thức cần thiết để phù hợp với bất kỳ vai trò BA, do đó tạo cho bạn một sự cạnh tranh trong thị trường.
- Luôn giữ niềm đam mê và không ngừng học hỏi.
- Hạn chế việc làm theo lối mòn sai – không đúng quy trình à điều này dễ dẫn đến việc làm không hiệu quả cho bản thân, cho nhóm, cho khách hàng.
8/ Anh có thể chia sẻ những khó khăn và thách thức khi muốn trở thành một BA được không? Cần phải trải qua những gì để trở thành 1 BA giỏi?
TRẢ LỜI:
- Khó khăn và thách thức:

 Mơ hồ trong phạm vi chức năng nghiệp vụ.
• Yêu cầu nghiệp vụ không được xác định đúng.
• Tạo sự hứng thú cho các bên liên quan của dự án.
• Thời gian phân bổ không đủ để BA làm việc.
• Mâu thuẫn giữa các bên liên quan.
• Thay đổi yêu cầu
• Thường mang tâm trạng, nếu có lỗi, thường lỗi đó thuộc về BA. Một thách thức lớn trong nghề BA đó là vấn đề “Ngôn ngữ”.Theo chị Trần Thị Lệ Thúy - chuyên viên BA cấp cao của công ty Harvey Nash Vietnam, giảng viên trung tâm đào tạo và tư vấn BAC chia sẻ “Khó khăn với những ai theo đuổi nghề này là vấn đề ngôn ngữ, bởi lẽ BA không thể dùng từ ngữ thiên về kỹ thuật lập trình khi nói chuyện với khách hàng và cũng không thể dùng những thuật ngữ thuần túy trong kinh doanh để truyền đạt cho đội ngũ phát triển phần mềm. Tham gia vào một dự án về y tế, khách hàng đều là những y tá lớn tuổi, họ không thể sử dụng thành thạo máy tính. Vì vậy, dù giải thích kỹ, họ vẫn không thể hiểu được sản phẩm phần mềm mình làm ra sẽ như thế nào. Để giải quyết vấn đề đó, mọi người phải minh họa trực tiếp bằng cách tự vẽ các màn hình, mô phỏng những thao tác cho sản phẩm phần mềm cuối cùng. Khách hàng sẽ có cái nhìn trực quan về kết quả mà họ sẽ có được sau dự án”.
• Bên cạnh khả năng giao tiếp khéo léo, lấy thông tin từ khách hàng thì việc truyền đạt và giữ không khí làm việc tốt trong dự án cũng là một thử thách của người làm BA. Hiểu khác nhau về cùng một yêu cầu hay bất đồng quan điểm là điều khó tránh khỏi trong một dự án. Vì thế, làm thế nào để vận hành xuyên suốt bộ máy và tạo sự hứng thú, thoải mái khi làm việc luôn là điều khiến các BA phải đau đầu.
- Để trở thành 1 BA giỏi, cần:
• Hiểu rõ “ngôn ngữ” của khách hàng để truyền tải thông tin một cách chính xác nhất chính là điều kiện tiên quyết cho những ai muốn theo đuổi ngành này.
• Có khả năng viết tài liệu, phân tích vấn đề, mô hình hóa các giải pháp là những kỹ năng mà một BA chuyên nghiệp cần phải có để hoàn thành tốt nhiệm vụ “đưa tin” của mình.
• Không ngừng học hỏi để trao dồi và ngày càng nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn.
• Luôn chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất, suy nghĩ đến tất cả các tình huống có thể xảy ra. Trong quá trình đề xuất giải pháp, thường xuyên đặt câu hỏi với khách hàng về những vấn đề chưa rõ để đảm bảo những thông tin được truyền đi là chính xác và có mức độ tin cậy cao nhất.
• Trang bị những kiến thức nền tảng, những kĩ năng thực tiễn cùng các kinh nghiệm quý báu về nghề BA thông qua các khoá học nghiệp vụ.
9/ Nhu cầu nhân lực trong ngành này hiện nay ở Việt Nam là như thế nào?
TRẢ LỜI:
• Nửa đầu năm 2015, thị trường ngành CNTT cũng đã sôi động hơn khi có đến 56% các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển cao hơn năm trước, và gặp nhiều khó khăn hơn trong tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự.
• Có đến 80% các doanh nghiệp khảo sát cho biết khó tìm được ứng viên phù hợp, 56% doanh nghiệp cho rằng các ứng viên ngành này có yêu cầu cao về lương, và 36% cho rằng ứng viên không phù hợp với văn hóa công ty.
• Kết quả khảo sát này cũng là một lời cảnh báo đối với tình trạng ứng viên ngành IT đòi hỏi quá cao so với thực lực, dẫn đến tình trạng “thừa lao động nhưng vẫn thiếu chỉ tiêu tuyển dụng” của giới công nghệ hiện nay.
• Chính vì vậy, việc tham khảo mức lương trên thị trường, đánh giá năng lực của bản thân trước khi đề xuất và đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng là việc cần thiết đối với mỗi ứng viên.
• Trên thực tế, đối với lao động trình độ cao trong ngành CNTT, nhà tuyển dụng cũng không ngại đưa ra mức lương cao, chế độ phúc lợi tốt, cơ hội học hỏi, thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên đổi lại, doanh nghiệp cũng yêu cầu khá cao đối với chất lượng ứng viên trong ngành này, không chỉ ở kỹ năng chuyên môn mà còn ở trình độ ngoại ngữ.
• Không “ngại” sinh viên mới ra trường, các công ty hàng đầu trong ngành IT như VNG, Oppo, Lazada Tech Hub vẫn có những chương trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển cho nhân viên mới còn thiếu kinh nghiệm.
• Tuy nhiên, theo các nhà tuyển dụng IT thì sinh viên mới ra trường nhiều, nhưng chỉ có 40% làm đúng chuyên ngành, 20% có trình độ tiếng Anh đáp ứng yêu cầu công ty trong khi kỹ năng chuyên ngành khá vững.
• Các công ty cũng nhận định với sự tăng trưởng trong ngành CNTT hiện nay, cũng như thị trường ngày càng mở cửa trong thời gian tới, các công ty lớn sẽ có thể chọn lựa lao động nước ngoài thay vì lao động trong nước để tuyển dụng.
10/ Anh có lời khuyên gì dành cho các bạn trẻ đang có dự định theo đuổi công việc này?
TRẢ LỜI: Dựa vào nhu cầu nhân lực hiện nay, thấy rằng nếu các bạn nào có dự định theo đuổi công việc này thì ngoài những kỹ năng chuyên môn sẵn có, thái độ làm việc tích cưc: ham học hỏi, chịu khó, thì các bạn còn phải luôn luôn trau dồi thêm về trình độ ngoại ngữ của mình, đồng thời phát triển thêm những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc để có thể trở thành ICT BA giỏi.
Bài viết được thực hiện bởi Hiep Nguyen cùng sự chia sẻ tận tình của anh Trần Minh Phụng. Xin chân thành cảm ơn anh! :)
Thông tin về anhTrần Minh Phụng :  
Với nền tảng vững chắc sau gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực CNTT, đặc biệt có hơn 5 năm nghiên cứu các dự án liên quan đến ERP, HRM, DMS, E-Learning trong vai trò IT Business Analyst thực thụ, anh Trần Minh Phụng hiện được biết đến như một nhà khởi nghiệp thành công và là CEO của Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo BAC – đơn vị đầu tiên cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu và chuyên nghiệp về phân tích nghiệp vụ phần mềm (BA – Business Analyst) tại Việt Nam.
Anh chính là người tích cực tạo “nhịp cầu” kết nối cho những bạn đam mê nghề BA với doanh nghiệp qua các khóa đào tạo đặc thù. Đồng thời, cùng với BAC, anh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện, hội thảo và offline bổ ích về nghề BA.
Song song đó, bằng sự tận tâm và nhiệt huyết cao, anh Trần Minh Phụng thường xuyên được mời làm cố vấn chuyên môn hoặc Giám khảo để “tiếp lửa” cũng như chia sẻ kinh nghiệm tại nhiều chương trình ý nghĩa dành cho sinh viên và các bạn trẻ như: Chuỗi chương trình Startups2Students, Cuộc thi “Startup Wheel - Bánh xe khởi nghiệp”, … “Dù đôi khi có thể thất bại, hãy cứ dấn thân với cả nhiệt huyết và đam mê!Luôn có một điều chắc chắn rằng bạn sẽ học được những điều quý báu từ đó.Và rồi bạn thành công”, đây chính là câu nói tâm đắc của CEO trẻ, học chuyên ngành IT và đam mê sâu sắc nghề BA này.
Bạn có đang định hướng trở thành một BA trong tương lai? Hoặc bạn đã là BA thì có kinh nghiệm gì về nghề BA mà bạn muốn chia sẻ cùng mọi người? Hãy cùng thảo luận tại phần comment ở cuối bài viết nhé!
Nguồn Anphabe

Cách xác định USP cho sản phẩm


Chào các anh chị,

Người làm sale hay marketing nào cũng biết muốn giới thiệu một sản phẩm mới ra thị trường hay bán một mặt hàng nào đó thành công thì cũng phải có điểm khác biệt / định vị khác biệt (USP - Unique Selling Point / Proposition). Nói thì là như thế nhưng thực tế các bước để tìm xác định USP rất khó, thế nên 10 sản phẩm tung ra có khi chỉ 1 sản phẩm thành công. Mình đang ôm ấp vài dự định làm riêng nên muốn tìm hiểu thêm về USP, có ai ở đây có kinh nghiệm thì chia sẻ với nhé. Xin cảm ơn.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Tham khảo ý kiến về dự định tương lai cho IT


Mình đang làm QTM (IT engineer) và muốn lập career development plan cho ít nhất 10 năm tới. Mình biết ko thể làm IT engineer/support mãi được, chỉ đến 35t là hết, nhưng chưa rõ con đường sau tuổi 35 sẽ nên thế nào. Làm sao để có thể chuyển sang business, hoặc hybrid (business + technical), rồi management ?  Career paths sẽ cần những certification và kinh nghiệm gì ? Mình đã xem qua các chương trình Thạc sĩ CNTT ở VN nhưng thấy ko ổn, MBA thì quá đắt; nên mình hiện tại chỉ đang theo đuổi các IT certification (cisco, lpi, microsoft, compTIA ...) thôi. Rất mong được các anh chị tư vấn về career developments và education/certification options ?? Cám ơn anh chị nhiều  ;)  ;)
Nguồn Anphabe

Bạn đặt những câu hỏi này đồng nghĩ với thất bại phỏng vấn


"Khi tôi còn là một giám đốc nhân sự, tôi làm việc với khoảng 30-40 ứng viên mỗi tuần. Hầu như tất cả những ứng viên mà tôi gặp đều rất thông minh, họ luôn tránh những câu hỏi về thời gian kết thúc cuộc phỏng vấn hay những phúc lợi đã được ghi rõ trong bản mô tả công việc", Erica Breuer.

Tuy nhiên, theo cách này hay cách khác, vẫn có một số ứng viên phạm sai lầm khi đặt ra những câu hỏi bị coi là “vô duyên” trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng.

Nếu đang có ý định tìm kiếm một công việc mơ ước, nhất định bạn phải tránh những câu hỏi “vô duyên” này.1. Ông đã đọc kỹ CV của tôi chưa?

Bạn rất dễ phạm phải sai lầm khi đặt câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn. Đơn giản như khi nhà tuyển dụng hỏi về kinh nghiệm trước đây của bạn trong những dự án đã tham gia, những điều mà bạn đã ghi rất chi tiết trong sơ yếu lý lịch (CV).

Bạn cần hết sức tránh phạm phải sai lầm này. Hãy luôn nhớ rằng, nhà tuyển dụng đang dành 30 phút, thậm chí 1 tiếng quý giá trong ngày làm việc của họ để nói chuyện với bạn. Do vậy, họ sẽ không dành khoảng thời gian quý giá này để hỏi những điều vô nghĩa.

Bên cạnh đó, để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về những kinh nghiệm mà mình đã có trước đây, và trả lời chúng một cách thật tự nhiên. Hãy lôi cuốn nhà tuyển dụng vào câu chuyện của chính bạn.

2. Khi nào tôi mới được gặp vị quản lý cấp cao hơn?

Đây là một câu hỏi cực kỳ thô lỗ mà bạn dễ mắc phải trong khi phỏng vấn. Câu hỏi này đồng nghĩa với việc bạn không muốn “tốn thời gian” nói chuyện với người đang phỏng vấn bạn và bạn muốn gặp nhà quản lý cấp cao hơn.

Trên thực tế, bạn đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Tất cả những người được sắp xếp nói chuyện với bạn đều là những người quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc có tuyển dụng và đào tạo bạn hay không.

3. Có bao nhiêu ứng viên cho vị trí mà các vị đang tuyển dụng?

Tất nhiên, bạn được quyền biết về các đối thủ của mình và xem khả năng của mình đang ở đâu. Tuy nhiên, đây không phải là câu hỏi mà bạn nên dành cho nhà tuyển dụng. Không những thế, bạn còn cho nhà tuyển dụng thấy sự lo lắng của mình khi hỏi về các ứng viên khác.

Trên thực tế, tỷ lệ chọi không ảnh hưởng quá lớn đến việc bạn có trúng tuyển hay không. Nếu công ty tuyển dụng một người khác, không phải là bạn, cũng không phải là 15 ứng viên còn lại tức là cơ hội chiến thắng của bạn bằng 0. Ngược lại, nếu bạn là người duy nhất được chọn, cơ hội chiến thắng của 15 người còn lại bằng 0.

4. Tại sao ông lại chọn tôi cho cuộc phỏng vấn này?

Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, chỉ có một người duy nhất đang bán mình, đó chính là bạn. Nếu bạn đã đọc bản mô tả công việc và tìm hiểu về công ty, bạn sẽ hiểu vì sao bạn được chọn cho cuộc phỏng vấn và đừng mất công đặt câu hỏi đối với nhà tuyển dụng.

Thay vào đó, bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng những câu hỏi như “Xin ông cho biết, yêu cầu đối với một nhân viên lý tưởng cho vị trí này là gì”. Đó là cách tốt hơn để bạn thu thập thông tin về vị trí mà không quá thô lỗ.
Nguồn Anphabe

Triệu chứng lo lắng có phải là người thông minh

Các nhà khoa học vừa mới chứng minh được điều này đó. Chia sẻ một tin báo để các bạn đọc đây.

Vào năm 2014, các nhà khoa học đã tìm thấy mối tương quan giữa trí thông minh ngôn ngữ và mức độ stress của con người. Tại sao lại như vậy?


Một trong các giả thuyết, từng được Tạp chí New York nhấn mạnh, bao gồm sự phổ biến của “chất trắng” (trong bộ não) ở những người hay lo lắng:Chất trắng (white matter) được ví như một hệ thống tàu điện ngầm - cũng giống như di chuyển qua 30 dãy nhà, đi bộ chắc chắn sẽ chậm hơn nhiều so với tàu điện ngầm, chất trắng giúp kết nối các khu vực trong não của bạn một cách nhanh chóng hơn.

Vậy nên càng nhiều chất trắng thì não của bạn hoạt động càng nhanh hơn và tính đến nhiều tình huống có thể xảy ra hơn, một khối công việc phải xử lý nặng hơn.

Một cách giải thích khác có thể được bắt nguồn từ thuyết tiến hóa:
Thuyết tiến hóa cho rằng sự lo lắng có thể đã phát triển thành một phương thức đảm bảo sự sống. Nếu bạn đã xem xét tất cả các viễn cảnh có thể xảy ra và các cách phản ứng sẽ phải áp dụng, thì bạn có nhiều khả năng vượt qua khó khăn một cách toàn vẹn nhất.

Bạn có thể xem đoạn video siêu ngắn dưới đây để biết thêm về các giả thuyết khác:
Kết luận lại là, một số loại lo lắng và ám ảnh đôi khi chỉ là bạn đang sử dụng bộ não của mình hết công suất thôi. Vì vậy, nếu bạn là một người hay lo lắng thì cũng… không đáng lo lắm đâu!
Nguồn Anphabe

Cần nắm vững quy tắc chuyển từ bất quy tắc

Nếu học ngữ pháp  khi học tiếng Anh giao tiếp ,  nếu chú ý  rằng  lúc  sử dụng các  thì  Present perfect ,  Past perfect ,  và  với  Past simple , các bạn  sẽ  dùng  tới các  động từ  đã biến đổi  hợp với thì đàn chia  nên  trở thành  dùng với  past form  và  quá khứ phân từ . 
 Chiếm số lượng đông đảo động từ  hay xuất hiện  có thể thành  dùng với  past form  hay  phân từ hai  sẽ  không mất quá nhiều thời gian  ,  ta  nên  viết  vào tận cùng  động từ đó đuôi - ed ,  tuy vậy , có 1 số  động từ  không tuân  theo cách  hay gặp  này,  lúc  tạo thành dạng  past form  cũng có thể là  phân từ hai .
Có tổng cộng 620 các động từ V2  cũng như  PII  không theo  quy tắc, bạn  phải  làm thế nào để  chia được  không bị quên  chúng? 




Đọc thêm:

Hướng dẫn cách phát âm tiếng anh chuẩn

 Nếu muốn mình sẽ  giới thiệu  một vài cách giúp bạn nhớ  của  V2  và  V3 động từ thật nhanh, thậm chí, nếu bạn chưa từng xem qua bảng động từ bất quy tắc cũng có thể chia động từ được.
Ký hiệu V1 (infinitive), V2 (past form), V3 (past participle).

1. Động từ có V1 tận cùng là “eed” thì V2, V3 là “ed”.
Example:
 bleed (V1) → bled (V2) → bled (V3) :  (làm) chảy máu 

2.Động từ có V1 tận cùng là “ay” thì V2, V3 là “aid”
Example:
 lay (V1) → laid (V2) → laid (V3)  : đặt để 

3. Động từ V1 có tận cùng là “d” thì là “t”
Example:
 bend(V1) → bent (V2) → bent (V3) uốn cong 

4. Động từ V1 có tận cùng là “ow” thì V2 là “ew”, V3 là “own”.
Example:
 Grow (V1) → grew (V2) → grown (V3) mọc, trồng 

5. Động từ V1 có tận cùng là “ear” thì V2 là “ore”, V3 là “orn” (động từ hear ngoại lệ)
Example:
 tear (V1) → tore (V2) → torne (V3) xé rách

6. Động từ V1 có nguyên âm “i” thì V2 là “a”, V3 là “u”
Example:
 sink (V1) → sank (V2) → sunk (V3) chuồn, lõi đi 

7. Động từ có V1 tận cùng là “m” hoặc “n” thì V2, V3 giống nhau và thêm “t”
Example:
 Mean (V1) → meant (V2) → meant (V3) ý nghĩa, ý muốn nói
Nguồn Anphabe

2 cụm từ có thể " phản bội " bạn

Để viết một CV trông thật toàn diện không phải là điều dễ dàng. Chúng ta thường tập trung quá nhiều cho phần nội dung như là những kinh nghiệm của bản thân, trình độ học vấn hay mục đích nghề nghiệp… cũng như là dành nhiều thời gian để chỉnh sửa bố cục CV sao cho thật đẹp mắt và dễ gây ấn tượng, vì vậy mà từ ngữ sử dụng trong trong CV thường không được chú ý.


Ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú, đây cũng là một con dao 2 lưỡi khi ta sử dụng trong văn viết: 1 là bài viết của bạn hoàn toàn xuất sắc, 2 là bài viết của bạn trông thật lủng củng. Chúng ta sử dụng những từ hay cụm từ không hiệu quả một phần vì không hiểu hết nghĩa hay là hiểu sai nghĩa. Đây cũng là một trong những sai lầm rất phổ biến khi các ứng viên viết CV ứng tuyển. Dưới đây là 2 cụm từ trong CV có thể “phản bội” lại bạn. Hãy xem lại trong CV của mình có 2 cụm từ dưới đây không nhé.
1. “Chịu trách nhiệm…”

Đây là cụm từ mà khi nhà tuyển dụng đọc họ sẽ nghĩ bạn đang liệt kê những việc bạn làm nhưng bạn không hề có thành tự nào về nó. Ví dụ như câu “ Tôi chịu trách nhiệm cho việc kiểm toán hàng tồn kho”. Khi xem xong, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ “gãi đầu gãi tai” mà nói rằng bạn chịu trách nhiệm cho công việc này nhưng bạn không thực sự muốn làm nó và cũng không có điểm gì nổi bật trong quá trình bạn làm, ngay cả từ ngữ bạn sử dụng cũng khá khô cứng.

Thay vì liệt kê những nhiệm vụ mà bạn được phân công, tại sao không mô tả công việc ấy đặc biệt như thế nào và bạn đã đạt được những thành tựu gì? Bạn nên tập mở đầu câu bằng những động từ cho thấy sự mạnh mẽ và năng động trong công việc của bạn như “Tôi cực kì hứng thú với công việc…” hay “ Tôi luôn trần đầy sự sáng tạo…” để thể hiện rằng bạn rất nhiệt tình và phù hợp với công việc.

2. “Có khả năng…”

Đây là cụm từ cho thấy bạn có thể làm được việc nào đó nhưng bạn chưa từng làm nó bao giờ và cũng không có dẫn chứng nào chứng minh bạn có thể làm nó.  Ví dụ như câu “Tôi có khả năng đạt được sự đồng thuận và làm việc tốt trong môi trường cạnh tranh“. Khi đọc câu này bạn sẽ thấy khá suôn từ, nhưng thật chất đó là câu vô nghĩa vì nếu thực sự bạn có kinh nghiệm về vấn đề này, bạn không đưa ra dẫn chứng cho câu nói vì thế mà không ai biết điều đó có phải là sự thật hay không. Còn nếu bạn chưa có kinh nghiệm, không ai biết được bạn có khả năng làm được việc đó hay không. Trừ khi bạn đang hy vọng nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng bạn sau khi bạn viết câu này.

Cũng là ví dụ trên, sao bạn không nói rõ bạn đã từng đạt được sự đồng thuận này lúc nào ? hoặc nếu chưa từng có kinh nghiệm, sao bạn không nói những thành quả trong công việc bạn đã từng làm mà ít nhiều cũng liên quan đến vấn đề đó. Nếu bạn không thể đưa ra những ví dụ cụ thể nhưng những kỹ năng có liên quan được sự dụng một hiệu quả thì cũng gây ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng.
Nói tóm lại, nếu như bạn viết CV có 2 cụm từ trên, các nhà tuyển dụng sẽ chỉ có 2 suy nghĩ : một là CV của bạn quá nhạt nhẽo, khô cứng và hai là với một công việc nào đó thì bạn có vẻ làm được nhưng chưa làm bao giờ. Tránh dùng 2 cụm từ này trong CV để CV của bạn tốt hơn trong mắt những nhà tuyển dụng nhé!
Nguồn Anphabe

Sếp đóng vai trò "sếp xấu","sếp tốt", sếp nào được nhân viên yêu quý ?


“Sếp thành công” chắc chắn có một đội ngũ giỏi đồng hành. Nhưng xây dựng và vận hành một team giỏi không dễ. Một tập thể nhiều thành viên với những tính cách, thế mạnh cũng như nhu cầu khác nhau đôi khi cũng khiến cả những sếp dày dạn kinh nghiệm phải nhức đầu với nhiều tình huống “khó đỡ”. Bạn có từng kinh qua những tình huống như vây? 

CÙNG CHIA SẺ những tình huống “nan giải” trong quản lý nhóm bạn đã hoặc đang gặp để nhận tư vấn từ Quản lý cấp cao tại những Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam.

* Xử lý thế nào trong tình huống khó?
* Đóng vai “sếp xấu, sếp tốt”
* Phát triển toàn diện cùng team? 

… Và bất kỳ khó khăn cần tư vấn hay những kinh nghiệm hay muốn chia sẻ.
Nguồn Anphabe

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Chống đối IT team leader có phải là cách tốt nhất không


Hi cả nhà,

Lâu lắm không lên cộng đồng anphabe. Chắc là từ khi em gia nhập công ty mới, cũng có nhiều việc hơn, bộn bề hơn nên ít theo dõi được các topic của anphabe. Và dạo này em lại có chút "tâm sự cá nhân" nên muốn lên anphabe chia sẻ và mong nhận được những lời khuyên bổ ích từ các anh chị đã đi trước. Hi vọng anphabe có thể giúp em có quyết định tốt hơn.

Chả là thế này, em cũng đang làm việc tại một công ty nước ngoài, nói chung môi trường làm việc cũng ổn về nhiều mặt. Chỉ có một điều, nó phát sinh từ ông team leader mới được bổ nhiệm.

Đầu đuôi câu chuyện: vào một ngày đẹp trời, em được gọi vào làm việc tại công ty. Tiếp xúc với môi trường mới, đồng nghiệp mới cũng thấy nhiều cái mới hay ho. Thế rồi vài ngày tiếp theo, một ông "nhỏ con" cũng gia nhập công ty và vì lí do giỏi cãi ( chuyên lấn án tất cả ý kiến của mọi người mà không cần bình tâm xem xét nó đúng hay sai) + deal được mức lương tốt + tại thời điểm công ty không muốn thay đổi nhân sự quá nhiều( do đã có vài người trước ra đi nên công ty không muốn ai đi nữa). Ông ta được giao trọng trách làm team leader để ông ta kiêm nhiều việc hơn cho phù hợp với mức lương khủng mà ông ta deal đươc( em cũng mới biết gần đây về mức lương của ông ý, và so sánh, đánh giá tất cả các mặt về cách xử lý công việc cũng như bằng cấp học vấn, ông ta không có nhiều nổi trội so với những người khác)

Và rồi khi team hoạt động, ông ta luôn tự cho mình cái quyền là team leader, bắt đầu thể hiện uy quyền với mọi người, đánh giá, soi mói các kiểu...Nếu mọi người sai, ông ta soi mói và chỉ ra để tiến bộ thì không nói làm gì. Vấn đề là ông ta thường thích soi mói hành động, công việc của mọi người, chỉ trích, phê phán..nhưng cũng những cái lỗi đó khi ông ta gặp phải thì thường nói theo kiểu phớt lờ cho qua ( tức là người khác gặp lỗi thì bắt bẻ, mình gặp lỗi thì cho qua).

Đó là tác phong em cực kì không thích và đó cũng là nguyên nhân cho nhiều xung đột gần đây giữa em và ổng. Em không thích một người team leader chỉ thích soi mói đánh giá người khác còn bản thân làm không tốt thì lại không nói gì. Gần đây em có xung đột với ổng về cách làm của ổng không công minh,và dường như muốn tống cổ em khỏi team, ổng nói bóng gió đại loại mày không thích làm ở đây thì mày có thể đi chỗ khác, mày không thích cách làm của tao, mày có thể đi chỗ khác, team không cần mày và rồi thể hiện rằng mình đang ở lẽ phải. Sự giả dỗi đến tột cùng.

Em rất mong mọi người cho em một vài lời khuyên vì tính em thì nhiều khi không thích kiểu như này, mà gặp những con người giả tạo, em rất nóng mắt. Em cũng sắp hết hợp đồng năm tại đây, cũng chưa biết nên ở lại tiệp hay ra đi. Mà có khi ổng lại viện lý do này nọ thưa với sếp bảo em không đáp ứng được công việc tống cổ em đi cũng nên. ở lại trong tình trạng này em cũng không thích. Em cũng không muốn nhảy nhiều vì những vấn đề kiểu này, rồi cứ qua công ty nào, gặp kiểu này lại nhảy thì rất mệt. Em mong nhận được cao kiến của mọi người! Em cám ơn
Nguồn Anphabe

Nâng cao kĩ năng lãnh đạo nhờ làm nhân viên bán hàng


Do đặc thù nghề nghiệp, người làm nghề bán hàng không cần qua nhiều trường lớp đào tạo chính quy như các lĩnh vực khác. Mặc dù người làm sales vẫn phải không ngừng trau dồi và nâng cao kỹ năng bán hàng của mình nhưng cộng đồng vẫn thường nảy sinh tâm lý xem thường hoặc coi nhẹ người làm nghề bán hàng. Đặc biệt là các bạn trẻ mới ra trường, thường coi bán hàng là công việc nằm trong blacklist không bao giờ đụng tới, hoặc nếu bí bách thì đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời.
 Tuy vậy, thực tế thống kê cho thấy hơn 80% lãnh đạo các công ty đều xuất thân từ nghề bán hàng. Do sales là một nghề đặc biệt đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và cách tư duy khác biệt hiếm ngành nghề nào có được, bên cạnh đó, nghề sales cũng cho người làm những kinh nghiệm hữu ích sau này, nhất là những ai muốn kinh doanh riêng, thành lập doanh nghiệp. Do đó, nghề sales dc coi là xuất phát điểm của những nhà lãnh đạo. 
Vậy, phải chăng để trở thành nhà lãnh đạo tài năng, chúng ta nên trải qua thời gian làm sales? Các bạn nghĩ sao về điều này?

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Hướng dẫn viết cover letter cho việc làm kế toán

Theo thống kê (năm 1995đến năm 2003) mỗi năm ở nước ta có gần 2.000 doanh nghiệp mới được thành lập, điều này có nghĩa là bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nào, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, đều cần đến ít nhất một nhân viên kế toán, cho thấy thị trường việc làm kế toán rất lớn. Ngoài ổn định về thời gian, được làm việc trong môi trường năng động, đặc biệt lương bổng luôn ở mức khá, người kế toán còn là người tạo niềm tin cho mọi người, đó là một vài lý do vì sao người ta chọn việc làm kế toán. Một doanh nhân thành đạt đã nói rằng: “Tôi chỉ có thể ngủ ngon khi có một kế toán trưởng giỏi” có thể thấy sức ảnh hưởng của kế toán đến tình hình kinh doanh của công ty là rất cao. Qua đó, để thấy xin vào làm kế toán ở các công ty không phải là dễ.


Nếu bạn muốn bước vào cửa phòng phỏng vấn thì bạn phải trải qua giai đoạn đầu là nộp hồ sơ. Việc làm kế toán luôn yêu cầu bạn phải có cách trình bày CV và cách viết cover letter thật tốt, chính xác, thể hiện được bề dày kinh nghiệm làm việc ở các công ty. Nếu bạn đã biết hướng dẫn viết CV cho việc làm kế toán, vậy hãy khảo thêm vài tips cách viết cover letter dưới đây để nắm một số đặc điểm trong thư giúp bộ hồ sơ trước khi gửi trở nên thêm hoàn hảo.

1. Hãy tìm hiểu xem công ty cần gì

Tìm hiểu nhu cầu công ty không chỉ cho thấy sự tôn trọng, quan tâm của bạn đến công việc, điều này giúp cho bạn biết cách tối ưu hóa những kỹ năng mình có để đưa ra những chiến lược thuyết phục nhà tuyển dụng. Khi bạn cung cấp những thứ họ cần, họ đương nhiên sẽ tuyển bạn.

2. Nhấn mạnh vào những kỹ năng và kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng cần

Bạn không cần lặp lại hết những thành tích và kinh nghiệm mà bạn đã nêu ra ở trong CV. Trong cách viết cover letter này, bạn chỉ cần tập trung vào những kỹ năng gì giúp phát triển công ty. Thật sự thì nhà tuyển dụng không thể dành quá nhiều thời gian để đọc hết cover letter của hàng trăm ứng viên và phân tích họ có phù hợp hay không, bạn phải cho họ thấy bạn chính là một ứng viên nổi bật và thích hợp trong hàng trăm ứng viên khác. Ngoài ra,bạn cũng cần đưa ra các dẫn chứng cho những thành tích cũng như kinh nghiệm của mình trong việc làm kế toán, thông qua những dẫn chứng này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận được giá trị của bạn.

3. Làm nổi bật được 3 đặc điểm: cá tính, tính chủ quan và tính đơn giản, nhạy bén:

- Cá tính: Thông qua cách viết cover letter, bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ai, tính cách bạn như thế nào và tiềm năng của bạn thông qua cách bạn viết. Với những đặc điểm đó, nhà tuyển dụng sẽ xem xét bạn có thích hợp với việc làm kế toán hay không?

- Tính chủ quan: Đây là lúc bạn nói ra quan điểm và những nguyện vọng nghề nghiệp, hãy nêu bật công việc bạn thích, phù hợp khả năng, kể cả môi trường làm việc mà bạn yêu cầu. Bạn đừng ngài ngày nay các công ty đều hiện đại không chi về vật chất mà còn trong cách suy nghĩ, cách bạn làm đang giúp bạn thể hiện sự tự tin khi đề nghị công việc cho mình

- Tính đơn giản và nhạy bén: Hãy bỏ đi những từ ngữ sáo rỗng, tránh lặp lại từ khi viết cover letter. Đừng lặp lại quá nhiều những gì bạn đã viết trong CV bạn chỉ tập trung vào những điểm mạnh của bản thân. Bạn cũng có thể sử dụng một số từ nghữ chuyên môn để tăng tính chuyên nghiệp cho lá thư xin viết của mình.

4. Hãy thêm vào những kế hoạch sắp tới 


Nhấn mạnh những dự định và dự án trong tương lai của bạn, những kỹ năng gì sẽ giúp bạn phát triển được nó, cách viết cover letter này cho thấy bạn là người có tầm nhìn và tính toán cho tương lai, quan trọng đó là tính cách thích hợp cho việc làm kế toán.  Đừng nên phân tích quá kỹ lượng, tạo sự tò mò cho nhà tuyển dụng là một cách giúp thu hút sự chú ý của họ đến bạn

Khó đỡ với những kiểu mở đầu khi xin việc

Thư xin việc (cover letter) là một hình thức không thể thiếu, luôn đi kèm với CV của các ứng viên khi đi xin việc, nói vui thì giống như là hắt hơi người ta sẽ nói “bless you” hay kết thúc email phải đi kèm với “Best regards” vậy. Nhiều người nghĩ rằng liệu nhà tuyển dụng có dành thời gian đọc hết những gì bạn viết? Vì thế mà nhiều ứng viên chủ quan chỉ viết cover letter của mình một cách sơ sài và chung chung. Nhưng đây là sai lầm trầm trọng vì sẽ khiến cho cơ hội làm việc tại công ty bạn ứng tuyển bị phá tan.


Khởi đầu của một lá thư xin việc rất quan trọng, nó quyết định xemnhà tuyển dụng có muốn đọc những phần còn lại trong thư của bạn hay không. Vì thế yếu tố bạn cần tập trung đó là ở những dòng đầu tiên. Dưới đây là 5 câu mở đầu mà bạn cần tránh khi muốn viết lời mở bài cho cover letter của mình:

1. "Kính gửi" không đúng người

Nếu bạn là nhà tuyển dụng chắc chắn bạn sẽ chẳng muốn đọc tiếp cover letter này.  Hãy làm thư xin việc của bạn chuyên nghiệp hơn bằng cách cố gắng hết sức để giải quyết nó với đúng người. 

2. "Tên tôi là ..."

Thay vì giới thiệu bạn là ai thì để gây ấn tượng hơn hãy viết những điều quan trọng hơn về chính bạn, những điểm thú vị về bản thân. Tốt hơn bạn nên để nhà tuyển dụng có hứng thú đọc tiếp cover letter để tìm hiểu về bạn.

3. “Tôi viết thư xin việc để nhấn mạnh tôi muốn ứng tuyển vào vị trí…”

Thư xin việc là nơi bạn thể hiện sự quan tâm của mình về công việc. Khi ứng tuyển vào vị trí nào đó, nhà tuyển dụng cũng đã biết bạn có hứng thú với vị trí đó vì vậy hãy sử dụng một câu nói khác để gây ấn tượng hơn. Thuyết phục những nhà tuyển dụng bằng những ý tưởng về công việc hay viết một cái gì đó khiến cho bạn thực sự thấy thu hút với vị trí công việc này.

4. "Dưới đây là tóm tắt trình độ chuyên môn của tôi..."

Đừng lặp lại những gì mà bạn đã ghi trong CV của mình. Cover letter là cơ hội của bạn để chia sẻ câu chuyện của bạn, động lực, hoặc sự thu hút của công ty đối với bạn, những nội dung mà bạn không ghi trong CV. Mục tiêu của thư xin việc là bạn nói ra được những điều quan trọng và ưu tú của bản thân.

5. “Tôi có thể không phải là ứng viên xuất sắc nhất, nhưng…”

Đây có thể coi là một câu tệ nhất đến từng ngôn từ. Đừng suy nghĩ câu nói này sẽ cho thấy sự khiêm tốn của bạn, đây có thể là con dao 2 lưỡi để nhà tuyển dụng có lý do để không tuyển bạn.

Câu nói khởi đầu cho thư xin việc rất quan trong, quyết định xem lá thư này có được sự thu hút của nhà tuyển dụng hay không. Bạn hãy tự truyền cảm hứng cho chính mình để viết đoạn mở đầu thông minh của riêng bạn.

Nguồn: Anphabe